TRỞ LÊN ĐẦU TRANG

Bức tranh quái dị

17:12 |


Trên mái nhà đối diện có con mèo to, màu hung đỏ, núp sau ống khói rình một đàn chim sẻ đang kêu chíu chít trên màng xối.
Tôi không thê hình dung mắt con người có thê thấy thật rõ và nhanh đến vậy trong khi lo sợ.
Bên ngoài người ta ra lệnh đến lần thứ ba:
- Mở cửa! Hay đê người ta phá cửa đây!
Thấy trốn không được, tôi lảo đảo đến cửa... vặn khóa.
Vụt một cái, hai cánh tay chụp lấy cổ tay tôi. Một người mập lùn, miệng đầy hơi rượu nói:
- Đây rồi!
Ông ta mặc áo xanh ve chai, gài nút tới cổ, đê râu rậm, đeo đầy cà-rá và tên là Passauf. Hắn là cảnh sát trưởng.
Bên ngoài có đến năm tên lính bồng súng nhìn tôi chăm chỉ.
Tôi hỏi Passauf: 
- Ông muốn gì?
Hắn quát:
- Xuống lầu!
Và ra lệnh cho một tên lính nắm tay tôi lôi đi.
Mấy tên kia lập tức xông đến lục tung căn phòng nhỏ bé của tôi.
Tôi bước xuống lầu, dựa vào tên lính, như một kẻ ho lao đến thời kỳ thứ ba, tóc tai rối nùi, mỗi bước mỗi vấp.
- Tôi bắt anh !
Người ta vứt tôi lên xe ngựa, kẹp tôi giữa hai tên lính vạm vỡ. Khi chiếc xe chạy, tôi còn nghe có tiếng bước chân chạy theo của trẻ nhỏ.
Tôi hỏi một trong hai người lính:
- Tôi bị bắt về tội gì?
Tên này nhìn tên lính kia, mỉm cười một cách khó hiêu, nói:
- Này Hana, nó hỏi nó bị bắt về tội gì kìa?
Nụ cười đó khiến tôi sợ tái người.
Không lâu, một bóng mát bao trùm lên chiếc xe. Tiếng chân ngựa vang dưới nền gạch khô khốc. Chừng như tôi đã được đưa tới khám đường. Đối với tôi, bây giờ cái gì cũng trở lên đen tối.
Từ móng vuốt của tên quản lý, tôi rơi vào nơi ngục tối, nơi người vô thì nhiều mà người ra thì ít. Người ta giam tôi một cách thản nhiên như cất một đôi vớ trong tủ, rồi mặc kệ đó, nghĩ đến những chuyện khác.
Tôi ngồi bất động đến mười phút, nghĩ mông lung:
Thằng cha quản lý đã hét to: "Nó giết tôi" khi bị tôi đạp té xuống thang lầu. Nhưng hắn không nói rõ là ai giết hắn. Mình sẽ khai thủ phạm là ông già bán kính ở kế bên. Lão ta sẽ bị treo cổ thay cho mình.
Ý nghĩ đó làm tôi bớt lo. Tôi nhìn xung quanh phòng giam. Phòng mới quét vôi, không có một hình vẽ nào trên tường trừ một hình cái giá treo cổ mà kẻ vào đây trước tôi đã vẽ. Ánh sáng bên ngoài chiếu vào qua một lỗ tròn trên cao, cách mặt đất chừng ba thước. Đồ đạc trong phòng chỉ gồm một cái ổ rơm và một cái chậu.
Tôi ngồi lên ổ rơm, hai tay bó gối, buồn thảm không tả nổi. Tôi nghĩ là tên quản lý trước khi chết đã tố cáo tôi. Tự nhiên tôi thấy nhột ở chân như có kiến bò và tôi ngẩng cổ lên, húng hắng ho như có sợi dây siết mạnh ở cổ.
Ngay lúc đó tên cai ngục mở cửa bảo tôi đi theo hắn. Tôi rùng mình vì lúc nào hắn cũng có hai tên đồ tê vạm vỡ theo sau. Chúng tôi đi qua mấy dãy hành lang dài. Tôi thấy sau lưới sắt tên Jic Jack sắp sửa bị hành quyết vào sáng hôm sau. Hắn mặc áo bó sát tay chào và hát lên với giọng khàn khàn. Khi thấy tôi hắn kêu lên:
- Chào người anh em! Tôi sẽ dành cho người anh em một chỗ ở phía bên mặt.
Hai tên lính và viên cai ngục nhìn nhau cười trong khi tôi nổi da gà.

***

Viên cai ngục đẩy tôi vào một gian phòng cao, thật tối, có ghế sắp theo hình bán nguyệt. Phòng vắng vẻ, có hai cửa sổ cao đóng lưới sắt kín mít và pho tượng chúa bằng gỗ nâu, hai tay dang ra, đầu ngả xuống vai. Cảnh tượng đó khiến tôi hoang mang cực độ. Tất cả ý nghĩ vu khống trước đó bỗng dưng biến mất. Đôi môi tôi mấp máy cầu nguyện.
Đã từ lâu tôi không cầu nguyện, nhưng tai biến luôn luôn khiến con người khuất phục trước đấng vô hình.
Trước mắt tôi, trên ghế cao là hai nhân vật ngồi quay lưng về phía ánh sáng. Dù vậy tôi cũng nhận ra Nam tước Van Spreckdal nhờ cái bóng ông in trên cửa kính. Nhân vật thứ hai mập, má đầy thịt, hai bàn tay ngắn. Hắn cũng mặc áo thẩm phán như ông Van Spreckdal. Người phía dưới là lục sự Conrad. Hắn đang cho cán viết vào đầu lỗ tai. Khi tôi đến hắn dừng tay lại, nhìn tôi một cách tò mò.
Người ta bảo tôi ngồi xuống. Van Spreckdal cao giọng hỏi:
- Christian Vénius, làm sao anh có bức ảnh này?
Ông ta đưa lên bức tranh tôi vẽ chưa xong. Người ta trao bức tranh đó cho tôi. Sau khi xem, tôi đáp:
- Tôi là tác giả.
Im lặng khá lâu, rồi lục sự Conrad ghi lời nói của tôi. Tôi nghe ngòi bút của ông ta cào trên giấy và tôi nghĩ: "Câu hỏi đó có nghĩa gì? Nó có liên quan gì đến việc tôi đập thằng cha quản lý đâu!"
Van Spreckdal lại hỏi:
- Anh là tác giả, chủ đề của bức tranh là gì?
- Đó là bức tranh tưởng tượng.
- Anh có thấy các chi tiết này ở đâu không?
- Thưa không. Tất cả các chi tiết đều do tôi tưởng tượng.
Ông chánh án nói với giọng nghiêm khắc:
- Bị can Christian! Tôi yêu cầu anh nêu suy nghĩ cẩn thận. Đừng có nói dối!
Đỏ mặt, và với giọng bất bình tôi kêu to:
- Tôi nói sự thật!
Van Spreckdal nói:
- Lục sự ghi vào biên bản.
Ngòi bút lại chạy rần rật trên giấy.
Ông chánh án lại hỏi:
- Còn người đàn bà này. Người đàn bà mà người ta giết bên miệng giếng, anh cũng tưởng tượng ra nốt?
- Đúng vậy!
- Anh không hề nhìn thấy bà ta?
- Không hề!
Van Spreckdal đứng lên, bực mình. Nhưng ông ta ngồi xuống tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
Hai bóng đen thẩm phán nổi bật lên trên nền sáng của cửa sổ, và ba người đứng sau lưng tôi. Không khí trong phòng im lặng đến ngột ngạt... tất cả đều làm cho tôi hoang mang lo sợ đến bải hoải. Tôi nghĩ thầm: "Họ muốn gì ở mình?
Bỗng Van Spreckdal nói với ba người lính:
- Đưa hắn lên xe. Chúng ta tới đường Metzrstrasse.
Rồi ông nói với tôi:
- Christian Vénius. Anh đang ở trong tình thế ngặt nghèo. Nếu anh thấy công lý của loài người cứng rắn thì anh chỉ còn chờ sự tha thứ của Chúa. Anh sẽ xứng đáng với tình thương của Chúa nếu anh thú tội.
Lời nói đó như búa bổ vào đầu tôi. Tôi ngã người ra sau, đưa tay lên trời kêu to:
- Trời ơi! Thật là một cơn ác mộng!
Rồi tôi ngất xỉu.
Khi tôi tỉnh lại, chiếc xe đang chầm chậm trên đường. Phía trước có một chiếc xe khác. Hai tên đồ tê vạm vỡ vẫn luôn kè kè bên tôi. Một tên mời bạn hút thuốc. Tôi đưa tay về phía bao thuốc, hắn vội vàng giựt tay lại, cho vội bao thuốc vào túi.
Mặt tôi đỏ lên vì xấu hổ. Tôi quay đầu vào vai che giấu cơn xúc động.
Bỗng tên lính có bao thuốc nói:
- Nếu anh nhìn ra ngoài chúng tôi bắt buộc phải còng tay anh lại.
Tôi nghĩ thầm: "Đồ chó! Quỷ sao không vật mày chết cho rồi!".
Chiếc xe dừng lại. Một tên bước xuống. Tên còn lại nắm cổ tôi, khi thấy tên kia đã sẵn sàng đê đón tôi, hắn đẩy tôi xuống xe một cách tàn nhẫn. Tất cả những sự thận trọng đó cho thấy con người tôi đích thị là một kẻ bất lương. Nhưng tôi vẫn chưa hiêu rõ lời buộc tội từ phía hai ông thẩm phán.
Bỗng một cảnh tượng ghê gớm mở mắt tôi ra, đẩy tôi vào tận cùng tuyệt vọng.
Người ta đẩy tôi bước vào một con đường thấp, lót gạch lồi lõm, tường rỉ nước vàng, mùi hôi thối xộc vào mũi khiến tôi choáng váng.
Tôi mò mẫm đi giữa bóng tối, phía sau có hai tên lính vạm vỡ áp giải.
Đằng xa thấp thoáng một cái sân rộng. Càng đi tới gần tôi càng kinh sợ. Không phải một sự lo sợ thông thường, mà đó là một sự khiếp đảm ghê gớm, giống như một cơn ác mộng. Tôi chỉ muốn lùi lại, chứ không thê bước được.
Một tên lính đẩy mạnh vai tôi, ra lệnh:
- Bước tới chứ!
Đến đầu hành lang, tôi thấy trước mắt cái cảnh mà tôi vừa vẽ trong đêm qua.
Đúng là cái sân ở giữa những bức tưòng dày, có những móc sắt, những đống sắt vụn, chuồng gà, chuồng thỏ... không có một chi tiết nhỏ nào bị bỏ quên. Tôi như bị sét đánh ngang tai trước hiện tượng kỳ lạ đó. Hai ông thẩm phán đứng bên cạnh miệng giếng. Dưới chân họ nằm sóng sượt một mụ già. Mụ nằm dưới tóc tai rối bời, mặt tái ngắt, hai mắt mở trừng trừng, lưỡi thè giữa hai hàm răng. Thật là một cảnh tượng kinh tởm.
Van Spreckdal nói với giọng trịnh trọng:
- Sao, anh nghĩ gì?
- Anh có nhận đã ném mụ già này? Mụ Thérésa Beker xuống giếng sau khi bóp cổ giựt tiền của mụ ta?
Tôi gào to lên:
- Không! Tôi không biết mụ già này. Tôi không hề nhìn thấy mụ ta. Xin Chúa chứng cho tôi!
Van Spreckdal gắt:
- Thôi, bao nhiêu đó đủ rồi!
Không nói thêm một lời, ông cùng bạn đồng nghiệp bước nhanh ra.
Hai tên lính nghĩ là họ có bổn phận còng tay tôi lại. Họ đưa tôi trở về khám. Trong cơn bàng hoàng, lúc đó tôi hoàn toàn hoang mang, không biết có đúng là mình đã giết mụ già kia hay không.
Đối với những tên lính gác, tôi rõ ràng đã là một tên tử tội.
Tôi không kê ra đây cơn xúc động của tôi trong đêm đầu tiên nằm khám. Tôi ngồi thừ trên ổ rơm, nhìn qua khung cửa sổ nhỏ, thấy đoạn đầu đài xa xa. Tôi nghe tiếng người gác đêm kêu to lên trong thanh vắng: "Hỡi dân chúng Nuremberg. Hãy yên giấc. Một giờ!... Hai giờ!... Ba giờ!...".
Tôi thắc mắc, nghĩ ngợi nhiều. Người ta bảo thà bị xử giảo vô tội còn hơn là có tội. Đúng! Nhưng đó là về phần hồn. Còn về phần xác thì chết vô tội hay có tội cũng y như nhau. Trái lại, phần xác vẫy vùng, tự giải thoát khi biết vai trò của mình đã chấm dứt bằng sợi dây thắt cổ.
Đó là những cảm nghĩ buồn thảm của tôi trong đêm ghê gớm ấy.
Ngày dần dần sáng, thoạt tiên còn mờ mờ rồi từ từ sáng tỏ. Bên ngoài, đường phố nhộn nhịp. Ngày hôm ấy nhằm ngày thứ sáu, ngày nhóm chợ. Tôi nghe rõ mồn một tiếng cọc cạch của xe bò chở rau cải, gà vịt. Tiếng gà kêu trong chuồng, tiếng những người nông dân trò chuyện với nhau khiến lòng tôi lâng lâng.
Khu chợ trước mặt khám đã mở cửa. Người ta chắc đang sửa soạn chỗ ngồi. Khi ngày sáng rực, tiếng cười nói của dân chúng vang lên. Những người đi chợ lui tới, bàn cãi, mặc cả giúp tôi đoán bây giờ vào khoảng tám giờ sáng.
Với ánh sáng, tôi yên tâm hơn. Những ý nghĩ đen tối trong đêm biến mất. Tôi cảm thấy thèm thấy những gì đang xảy ra bên ngoài.
Những người tù trước tôi đã đục những lỗ hổng trên tường đê leo lên khung cửa sổ cho dê. Tôi leo lên đó, đút đầu qua cái lỗ tròn nhìn ra ngoài. Tôi thấy đám đông, sự sống. Tự nhiên tôi chảy nước mắt. Tôi không nghĩ tới tự vẫn nữa. Tôi cần sống, cần thở. Đó thật là một điều phi thường. Tôi lầm bầm: "Được sống là hạnh phúc. Dù người ta bắt mình kéo xe hay xiềng chân vào sắt cũng mặc, miên sống được là được rồi!".
Tôi lại nhìn sang chợ, nhìn những mụ già đang ngồi sau những thúng rau, giỏ gà... rổ trứng. Các người hàng thịt đang chặt thịt trên thớt. Mấy anh nông dân đầu đội nón nỉ rộng vành, chống gậy, chắp tay sau lưng hút thuốc. 
Tiếng động của đám đông, sinh hoạt náo nhiệt của chợ giúp tâm trí tôi biết suy nghĩ và trong hoàn cảnh buồn thảm hiện tại tôi vẫn thấy sung sướng được còn sống trong thế giới loài người.
Khi tôi nhìn ra ngoài như vậy, có một người đi ngang qua. Hẳn là một tên đồ tê, đang nghiêng lưng vác một phần con bò trên vai. Hai cánh tay trần, khuỷu tay đưa lên trên, đầu cúi xuống. Tóc bay phất phới che kín cả mặt. Dù vậy, vừa thấy hắn ta là tôi đã giựt nảy mình.
Tôi nói thành tiếng:
- Chính hắn!
Tất cả máu trong người tôi chạy dồn về tim. Tôi leo xuống, toàn thân run rẩy đến cả đầu móng tay, tái xanh hết cả mặt mày, lẩm bẩm:
- Chính hắn!
Trong khi hắn tự do phây phây thì mình sắp chết thay cho hắn!
Chúa ơi! Bây giờ tôi phải làm gì? Phải làm gì?
Một ý nghĩ đột ngột, một sáng kiến từ trên cao lóe lên trong trí tôi. Tôi cho tay vào túi áo... hộp bút chì hãy còn trong đó. Tôi liền chạy ngay lại bức tường dày, vẽ lại khung cảnh xảy ra vụ ám sát với một hứng thú lạ thường, không còn có sự mơ hồ, dọ dẫm. Tôi biết kẻ sát nhân. Tôi trông thấy hắn dường như hắn đang làm mẫu trước mắt tôi.
Vào khoảng mười giờ, viên cai ngục bước vào khám giam. Nét mặt chim cú thường ngày của hắn nhường chỗ cho sự thích thú.
Bước trên thềm hắn hỏi:
- Có thê như thế chăng?
Tôi vẫn tiếp tục ngồi vẽ với tất cả sự phấn chấn tột cùng.
- Đi gọi các ông thẩm phán đến đây giùm tôi!
Tên cai ngục ngần ngừ:
- Các ông ấy đang chờ nơi phòng biện lý.
Tôi vẫn chăm chú vẽ nhân vật kỳ lạ trong bức tranh nói:
- Tôi muốn tiết lộ nhiều điều mới lạ với các ông thẩm phán.
Nhân vật tôi vẽ như sống thật. Bộ mặt hắn rất đáng sợ.
Tên cai ngục bước ra ngoài. Vài phút sau hai vị thẩm phán tới. Họ đứng nhìn bức tranh, kinh ngạc đến cực độ.
Tôi đưa cánh tay ra, cả người run rẩy, nói:
- Đây là thủ phạm!
Sau khi im lặng một lúc, Van Spreckdal hỏi:
- Tên hắn?
- Tôi không biết. Nhưng hắn hiện ở trong chợ, đang chặt thịt ở thớt thứ ba, bên trái nếu đi từ con đường Trabans vào chợ.
Van Spreckdal quay lại ông bạn đồng nghiệp:
- Ông nghĩ sao?
Ông thẩm phán kia trịnh trọng bảo:
- Cho người đưa hắn tới đây.
Vài tên lính đứng ngoài hành lang thi hành lệnh đó. Các thẩm phán vẫn đứng nhìn bức tranh của tôi. Còn tôi, tôi ngồi vật xuống ổ rơm, đầu gục lên gối mệt nhoài như chết.
Không bao lâu có tiếng chân vang lên bên ngoài. Những ai chưa hề chờ giải thoát, chưa đếm từng phút dài như những thế kỷ, những ai chưa biết đến xúc động cực mạnh của sự chờ đợi, của sự kinh hãi, của sự hy vọng, của hoang mang... những kẻ đó không thê thông cảm được rúng động của tôi lúc bấy giờ. Tôi nghe cả tiếng chân của tên sát nhân bước giữa đám lính. Tôi nghe họ tiến tới gần. Ngay cả hai vị thẩm phán cũng lộ vẻ xúc động. Tôi ngước đầu lên, tim se lại như có một bàn tay sắt đang siết chặt. Tôi nhìn chăm chú vào cánh cửa mở... Tên sát nhân bước vào.
Má hắn đỏ rực, hai hàm răng cắn chặt làm nổi bật hai thớ thịt, bạnh đến tận vành tai. Hai con mắt ti hí lo ngại, dữ tợn chợt như hai con mắt sói, long lanh dưới đôi chân mày rậm và nâu.
Van Spreckdal chỉ bức tranh cho hắn xem. Vừa nhìn, hắn tái mặt, rồi rú lên một tiếng dữ dội làm tất cả chúng tôi lạnh người. Đôi cánh tay vạm vỡ của hắn gạt bung mấy tên lính ra. Rồi hắn nhảy lùi ra đằng sau mấy bước. Một cuộc xung đột ác liệt diên ra ở hành lang. Người ta chỉ nghe tiếng thở hổn hên của tên đồ tê, những lời nói ngắn ngủi và tiếng chân của lính gác đổ lên. Cuối cùng là tiếng rơi nặng nề xuống sàn gạch.
Cuộc xung đột xảy ra hơn một phút.
Sau đó, tên sát nhân bước vào phòng, đầu cúi xuống mắt đầm đìa máu, tay bị trói thúc ra sau lưng. Hắn ngước nhìn bức tranh lần nữa, ra dáng suy nghĩ lung lắm, rồi nói nho nhỏ như nói với chính hắn:
- Làm sao lại có người trông thấy mình vào lúc nửa đêm?
Vậy là tôi thoát chết!

- Hết -
Read more…

Yêu một con ma

17:06 |
Nguyễn Hoàng, 21 tuổi, người Thanh Trì, tốt nghiệp cao đẳng Bách Khoa nhưng chưa kiếm được việc làm hiện đang làm thêm cho một quán cơm bình dân.
Công việc của Hoàng là đi giao cơm theo điện thoại khách đặt hàng. Hoàng làm được hơn một tháng nay rồi. Như mọi lần, bà chủ đưa hộp cơm cho Hoàng và địa chỉ để Hoàng mang tới. Lần này, địa chỉ lạ hoắc khiến Hoàng phải đi ngoằn nghèo mãi và hỏi thăm đến rã cả họng ra. Mãi đến một lúc sau Hoàng mới tới nơi như trong tờ giấy ghi địa chỉ. Điều bất ngờ địa chỉ đó lại là một nghĩa trang nhỏ ven đô. Hoàng đang đứng ngơ ngác thì một cô gái chừng 19 tuổi mặc bộ đồ đen xuất hiện.Cô gái trông quen lắm, hình như Hoàng đã gặp ở đâu đó rồi thì phải. Nhưng quả thật, hai năm rưỡi học cao đẳng Bách Khoa rât nhiều cô gái mê mệt Hoàng nhưng Hoàng chưa bao giờ thèm đếm xỉa đến một ai, đơn giản chỉ vì Hoàng bảo “Chỉ có cô gái nào khiến Hoàng này phải phục thì mới đáng để Hoàng yêu” Mà nói vậy thì cũng vô cùng, tuy nhiên, cũng vì lời nói đó mà Hoàng trở nên nổi tiếng. Không vì những câu nói đó, mà còn ngược lại, nhờ những tuyên ngôn vậy mà rất nhiều cô gái muốn chinh phục Hoàng.Tiếc rằng các cô gái ấy đều thất bại trước một Nguyễn Hoàng đẹp trai, học giỏi có nhiều tài lẻ. Cô gái vẫy tay gọi:
 
- Anh mang cơm đến phải không?
 
- Vâng!- Hoàng đáp
 
- Cảm ơn anh, đây, tiền đây ạ!
 
Cô gái cầm hộp cơm và đi vào trong nghĩa trang. Hoàng đứng nhìn theo mà kinh hãi. Song Hoàng tự nhủ: “Biết đâu đó là người quản lý nghĩa trang thì sao? Hoặc giả như đó là cô gái con của ông trông nghĩa trang” Rồi thôi. Hoàng phải quay về luôn vì còn đến 4 cái địa chỉ cần đi nữa.
 
Mọi chuyện cứ tiếp tục tái diễn đến ngày thứ 9 thì Hoàng không kìm được lòng mình nữa. Lần nào Hoàng cũng định hỏi nhưng cô gái cứ ra nhận cơm xong là trở vào nghĩa trang ngay khiến Hoàng không có cơ hội để hỏi. Ròng rã suốt 9 ngày. Hoàng đem chuyện tâm sự với bà chủ quán cơm thì bà chủ gạt đi rằng:
 
Công việc của chúng ta chỉ là bán cơm thôi, là người cũng được, là ma cũng được miễn là trả tiền sòng phẳng .
 
Hoàng thì không vậy, cậu ta tò mò lắm. Hôm nay, sau khi đã xong xuôi việc, Hoàng bèn tìm đến nghĩa trang.
 
Dò hỏi mãi Hoàng mới biết ông trông coi nghĩa trang tên là Lộc. Hoàng đến cái chòi của ông, gõ cửa:
 
- Ông Lộc ơi!
 
Có tiếng ho lụ khụ và tiếng loẹt quẹt đi ra. Đó là một ông lão chừng 67, 68 tuổi khuôn mặt hốc hác và gày nhom. Nhìn Hoàng, ông hỏi:
 
- Cậu tìm ai?
 
- Dạ, Hoàng lễ phép, cháu tìm ông Lộc người trông coi nghĩa trang này ạ!
 
-Tôi đây!
 
Dạ, ông có thể cho cháu biết ông ở đây với ai nữa không ạ!
 
- Tôi á? Tôi ở đây với nhiều người lắm, đấy họ kia kìa!
 
Nói rồi ông chỉ tay ra những ngôi mộ nhấp nhô ngoài bãi. Hoàng khẽ rùng mình:
 
- Dạ, ông còn một cô cháu gái nữa phải không ạ?
 
- Không, tôi ở đây một mình thôi! Cậu tìm ai?
 
- Dạ không ạ, chuyện là thế này ạ, cháu đưa cơm hộp đến đây cho một cô gái chừng 19 tuổi đã 9 ngày nay rồi ạ! Hôm rồi cô ấy, Hoàng khẽ quay đi khi nói dối, trả tiền cho cháu nhưng bị kẹp díp nên cháu quay lại để trả thôi ạ!
 
Ông lão nhíu mày nghĩ một lúc rồi lắc đầu:
 
- Tôi chịu thôi, ở đây ngoài tôi ra không còn ai nữa cả, hay là cậu nhầm?
 
- Dạ không ạ, không nhầm đâu ạ! Hay là gần đây còn ngôi nhà nào nữa ạ?
 
Không, tất cả nhà cửa cư dân đều cách đây ít nhất 1000 mét cả.
 
- Vậy sao ?
 
Hoàng khẽ rùng mình ớn lạnh. Ông lão bỗng vỗ đùi:
 
- A, hay là…
 
- Dạ, có manh mối gì phải không ạ?
 
- Hay là cô ấy nhỉ?
 
- Dạ, cô ấy nào ạ?
 
- Cô ấy cũng hay vào thăm tôi lắm!
 
- Dạ vâng, có phải tóc xù và hay mặc bộ áo váy màu đen không ạ?
 
- Có lẽ thế vì mắt tôi kèm nhèm lắm! Cậu có muốn gặp cô ấy không?
 
- Dạ có ạ, ở đâu ạ?
 
- Đi theo tôi!
 
Hoàng đi theo ông lão vào sâu trong nghĩa trang, linh tính mách bảo Hoàng điều gì đó thật không bình thường chút nào cả. Ông lão dừng lại ở một ngôi mộ mới xây còn chưa xanh cỏ.
 
- Đây này!
 
Hoàng kinh hãi. Trên bia mộ là dòng chữ:
 
Hồ Việt Trâm Đan
 
Sinh ngày 04-06-1982
 
Mất ngày 03-10-2001
 
Quê quán: Hà Tây
 
- 19 tuổi, Hoàng thảng thốt
 
- Đúng vậy, đến hôm nay là vừa tròn 10 ngày cô ấy đến đây! Ông lão trả lời.
 
Hoàng thắp một nén nhang rồi vội vã cáo từ.
 
Hôm sau, Hoàng từ chối mang cơm đến địa chỉ đó dù bà chủ nài ép thế nào. Hoàng cáo ốm nằm nhà. Đang nằm chợt nghe tiếng gõ cửa, Hoàng nói vọng ra:
 
- Ai vậy?
 
Không nghe tiếng đáp. Hoàng bực dọc đi ra mở cửa. Hoàng không tin vào mắt mình nữa, trước cửa, cô gái đó đứng ngay ngoài cửa, nheo mắt nhìn Hoàng:
 
- Tại sao hôm nay anh không mang cơm đến cho em?
 
Hoàng ú ớ:
 
- Tôi…tôi…sao cô biết nhà tôi?
 
Sao em lại không biết? Không những biết nhà anh em còn biết anh vừa tốt nghiệp cao đẳng Bách Khoa và chưa có việc làm cơ!
 
Hoàng toát mồ hôi lạnh. Cô gái mỉm cười:
 
- Anh sợ à?
 
Hoàng lúng túng:
 
- Tôi…tôi…
 
Cô gái đặt một túi cam lên bàn nhà Hoàng rồi cười lớn:
 
- Anh ăn cam cho chong khoẻ rồi mai bắt đầu đến nhậm nhiệm sở mới nhé! Đây là địa chỉ công ty đó, anh mang hồ sơ đến sẽ có người đón tiếp anh.
 
Và cô gái quay lưng ra cửa đi mất.
 
Sáng hôm sau, Hoàng đến địa chỉ ghi trong giấy, quả thật đó là một công ty tin học. Hoàng bước vào. Cô thư ký nhìn Hoàng niềm nở:
 
- Anh có phải tên là Nguyễn Hoàng?
 
- Dạ vâng, tôi…
 
- Anh vào đi, ông chủ đang đợi anh đấy!
 
Hoàng đi vào trong phòng giám đốc. Ông giám đốc vừa thấy Hoàng đã cười lớn:
 
- Nào lại đây chàng trai, cái Quyên nó khoe hồi đi học cả khoá chỉ có cậu là sáng giá nhất. Nó không giấu chuyện ngày đó nó vẫn thường đứng trên tầng nhìn cậu đá bóng với tụi sinh viên Kinh Tế. Con gái tôi…
 
Hoàng bỗng bật cười, giờ thì cậu nhớ ra rồi, thảo nào hôm đầu gặp, Hoàng thấy quen lắm. Và Hoàng nhận ra mình thua cuộc lúc nào không hay.
Read more…

Người và ma

17:03 |
Khương là một sinh viên ở miền quê vì còn phải lo việc ở quê nên mới ở lại nhà của chú mình một mình không được ở cùng ba mẹ trên thành phố.
Vào một đêm nọ, Khương đang học bài và không biết mình ngủ thiếp đi trên bàn từ khi nào, khoảng 12 giờ đêm bỗng Khương nghe tiếng sủa của con chó mực mà thường ngày ở nhà của chú mình, tiếng sủa vội vã, sợ hãi như muốn báo tin cho chủ mình biết. Không biết là chuyện gì mà làm con chó sủa lớn như vậy Khương liền bước vội ra sau bếp mở cánh cửa sau ra Khương một làn gió thổi qua làm Khương cảm thấy ớn lạnh thấu xương, Khương thấy con chó mực cứ nhìn qua ngôi nhà bên hàng cây giâm bụt và sủa rất to nghe nói ngôi nhà đó đã bỏ hoang cách đây 20 năm không biết con chó sủa cái gì bên đó ? Khương tiến đến gần, nhón chân lên nhìn qua hàng cây giâm bụt thì thật ngạc nhiên Khương nhìn thấy một thiếu nữ khoảng 18 tuổi dung mạo xinh đẹp, mặc một chiếc áo ngủ màu trắng tiến đến gần Khương và nói:” Anh có thể cho em xin một ít đèn cầy được không ?” Lúc đó Khương nghĩ:” Chắc ông trời thấy mình chăm chỉ học tập quá nên ban cho mình một mĩ nhân để tâm sự cho đỡ buồn ấy mà !” Khương liền chạy nhanh vào nhà để lấy đèn cầy vì cậu chỉ nghĩ về cô nàng nên đã quên luôn con chó mực, trong khi Khương đang ở trong nhà tìm đèn cầy thì ở bên ngoài cô gái dối tay bắt lấy con chó khi lọt vào trong tay của cô gái con chó bỗng thấy không còn sức để vùng vẫy nữa mắt cô hóa thành màu đỏ và nhìn thẳng vào con chó như muốn ăn tươi nuốt sống nó và nói:” Nếu mày còn sủa nữa thì tao sẽ bẻ gãy cổ mày !” 
 
Nói xong cô thả con chó xuống đất nó liền chạy cúp đuôi vào nhà bếp trốn, sau khi tìm được đèn cầy Khương liền chạy qua căn nhà ở kế bên có lẽ nó đã bị bỏ hoang cách đây rất lâu nên có vài nét hơi cổ xưa và rùng rợn khi tiến đến trước nhà Khương nhìn vào cánh cửa tre cổ xưa cách đây rất lâu vừa mở nghe đã kêu lên tiếng khó nghe và làm cho người ta phải nổi gai óc: kot ket, kot ket, khi bước vào sân nhà Khương đã cảm thấy được sự kỳ lạ, Khương nghĩ:” Tại sao căn nhà này đã bỏ hoang rất lâu mà sao hôm nay lại có một cô gái xinh đẹp như vậy ở đây vào khoảng nửa đêm như thế này ? Lát hồi gặp nàng phải chuyện này mới được !” Sau khi thắp đèn cô gái bước ra cửa cất tiếng gọi với giọng ngọt ngào, Khương liền giật mình thấy vậy cô nhẹ nhàng giọng nói:” Dù gì đi nữa thì anh cũng đã qua đây rồi vậy em xin mời anh vào nhà em chơi chút rồi về !” Khương đồng ý lời mời của cô gái và bước vào nhà, vừa ngồi xuống bàn khách Khương liền hỏi cô gái rất nhiều chuyện như:” Em tên gì ? nhà em ở đâu ? sao em lại ở đây vào lúc nửa đêm như thế này ? mà em là gì của ngôi nhà này ?” có lẽ Khương đang rất bối rối dưới nhan sắc của cô gái hàng xóm mà Khương vô tình quen biết được, anh đã làm cho cô gái cười bằng cái tính ngốc nghếch của anh ta. Thấy vậy cô gái đã trả lời từng câu hỏi của Khương:” Em tên là Thiên Ân, năm nay em 18 tuổi, em ở sống chung với dì trên thành phố hôm nay em về đây chơi vì đường kẹt xe quá nên em mới về tối như vậy, ngôi nhà này của dòng họ em vì em phải học trên thành phố nên mới ít về đây.” Nghe vậy Khương liền hỏi:” chẵng lẽ nhà không có điện hay sao mà em phải dùng đèn cầy như thế này ?”Thiên Ân trả lời:” Chắc tại nhà bỏ hoang lâu quá nên điện trong nhà cũng hư.” Không muốn kéo đà thời gian nữa Khương liền vào chủ đề chính của mình:” Thiên Ân à! Em đã có bạn trai chưa ? anh muốn nói một chuyện hơi tế nhị một chút nhưng em hãy xem nó là thật.” Thiên Ân trả lời:” Em còn nhỏ lắm chưa có biết yêu vả lại em còn phải đi học nên cũng không nên nghĩ đến chuyện đó đâu, mà anh muốn nói gì với em?” Khương trả lời bằng giọng thất vọng, buồn bã:” Anh tưởng em đã nghĩ tới chuyện này nên anh mới muốn làm bạn trai của em, ai dè em cũng chưa nghĩ tới nó, nói thật là anh không biết tại sao lần đầu tiên gặp em là anh đã yêu em rồi. Thiên Ân hãy làm bạn gái anh nha.” Khương đã làm cho Thiên Ân thấy được vẻ mặt thật thà và đầy thành ý của anh nên đã siêu lòng rồi nhận lời làm bạn gái của Khương. Lúc đó Khương rất vui mừng trên vẻ mặt hạnh phúc và anh hỏi:” Khi nào em sẽ về thành phố vậy?” Thiên Ân dịu dàng trả lời lại:”Có lẽ là sáng mai em phải về sớm để kịp chuyến xe, mà sao khi không anh lại hỏi chuyện này chi vậy?” vẻ mặt Khương lại một lần nữa trở nên thất vọng vì chỉ mới quen biết với Thiên Ân trong một đêm thôi mà phải cách xa nhau khi mặt trời mọc. Thiên Ân thấy vậy liền nói lời an ủi Khương:” Anh đừng buồn nữa 1 tháng sẽ có 2 ngày em được về thăm nhà lúc đó anh cũng sẽ gặp lại em đấy thôi, mà giờ này cũng khuya lắm rồi anh về nhà ngủ đi mai còn phải đi học sớm nữa.” Khương đồng ý và hỏi lại:”Ừ ! anh về ngủ đây, mà em một mình ở trong căn nhà to như thế này mà em không sợ ma sao?” Thiên Ân mỉm cười nói vừa giỡn vừa thật:” Em là ma đây còn gì.” Nói xong Khương liền tạm biệt Thiên Ân và bước ra về. Sáng hôm sau, Khương chuẩn bị đi học thì nhìn qua ngôi nhà mà đêm qua mình đã gặp được người tình trong mộng của mình và nghĩ:” Có phải đây chỉ là một giấc mơ hay không sao lại dễ dàng quen được một cô gái xinh đẹp, nết na như vậy, hay Thiên Ân là một bóng ma như nàng đã nói?” hàng ngàn câu hỏi được đặt ra trong đầu anh nhưng vì quá yêu Thiên Ân nên Khương không tin vào những giả thuyết đó có thể là sự thật. Chỉ một lần vô tình gặp gỡ với Thiên Ân đã làm cho Khương trở thành một người mất hồn, suốt ngày chỉ nhìn chưng chưng vào tấm lịch mong ngày mau trôi qua để đến ngày anh được gặp lại người mình yêu thương, Khương vẫn thắc mắc tại sao 1 tháng Thiên Ân chỉ có thể về thăm nhà trong 2 ngày thời gian quá ngắn ngủi có phải là dì của Thiên Ân quá khắt khe với em ấy hoặc là Thiên Ân quá bận với việc học hành của mình. Khương cứ nghĩ lẩn quẩn vài vài câu liên quan đến Thiên Ân:” Chắc em ấy học rất giỏi nên mới không thể về nhà thường xuyên được.” Từng ngày từng ngày thời gian cứ tiếp tục trôi và cuối cùng cũng đã đến ngày mà Khương mong đợi bấy lâu nay, ngà hôm ấy suốt buổi sáng Khương cứ trông chờ đi qua đi lại và luôn nhìn qua ngôi nhà kế bên mà vẫn không thấy Thiên Ân về. Cho đến tối, Khương thấy một bóng trắng đứng trước sân cứ tưởng là Thiên Ân về Khương liền gọi:” Thiên Ân em về rồi sao? Có phải em đó không?” Nghe tiếng Khương gọi bóng trắng liền bay vụt vào trong nhà, thấy lạ nên Khương chạy nhanh qua ngôi nhà ấy, chạy vào trong nhà lúc ấy xung quanh Khương chỉ là một màn đêm Khương càng bước vào trong thì lại càng có cảm giác sợ hãi, ớn gáy tai bóng trắng đó cứ bay vụt qua sau lưng Khương trong lúc sợ hãi bỗng có một bàn tay đặt lên vai Khương đã làm Khương xỉu vì quá sợ hãi khi tỉnh dậy anh thấy mình đang nằm dưới sàn nhà và kế bên là Thiên Ân, anh vuốt nhẹ vào lồng ngực mình và nói:” Em làm anh giật mình đấy, sao em về rồi mà anh qua đây em không ra chào anh?” Thiên Ân trả lời:” Khi em về, em ra sau vườn dạo một chút mới không hay anh qua đây từ lúc nào cho em xin lỗi nhé !” Khương hỏi tiếp:” Vậy bàn tay hồi nãy đặt vào vai anh có phải là em không ?” Thiên Ân che miệng cười và nói:” Em chỉ muốn đùa chút xíu em không biết là anh sợ vậy em xin lỗi !” 
 
Khương đưa tay lên nắn cằm Thiên Ân nói:” Em có lỗi lớn lắm đấy bắt anh ngày đêm trông chờ suốt một tháng nay em biết không anh nhớ em nhiều lắm đấy !” Thiên Ân trả lời:” Em không ngờ chỉ mới quen biết nhau mà đã có nhiều lỗi lầm như vậy, vậy bây giờ anh muốn em làm gì em cũng chịu.” Khi nhìn thấy thân thể của Thiên Ân quá quyến rũ lúc này Khương không thể kiềm chế được chính mình Khương liền đưa hai tai ôm thật chặt eo của cô kéo cô vào người mình và nhìn cô bằng con mắt yêu thương, Thiên Ân cũng đã mềm lòng với thái độ của Khương, hai tay cô choàng lên vai Khương đôi môi mềm mại nóng bỏng của cô chạm vào môi Khương và Thiên Ân đã cho tất cả những gì Khương muốn trong đêm đó, sau khi đã thỏa mãn được cơn khát vọng của mình Khương nằm xuống chiếc giường cũ kỹ người anh toát mồ hôi rất nhiều có lẽ anh đã kiệt sức, đôi tay mềm mại của Thiên Ân đặt lên má Khương và nói:” Bây giờ em đã là người của anh rồi anh không cần phải lo gì cả sau này em sẽ cố gắng dành nhiều thời gian về thăm anh hơn, có lẽ anh đang rất mệt anh hãy ngủ đi mai còn phải đi học nữa !” Khương nghe theo lời Thiên Ân và ngủ thiếp đi, sáng hôm sau khi Khương tỉnh dậy thì chỉ thấy một mình nằm trên chiếc giường trong ngôi nhà, Khương liền bật dậy chạy khắp nhà tìm Thiên Ân nhưng anh không thấy cô ở đâu cả anh nghĩ:” Chắc em ấy đã đi thăm dòng họ ở dưới quê sớm, chắc tối nay em ấy sẽ về với mình.” Anh liền về nhà và chuẩn bị đi học, sắp tới là ngày dỗ của ông nội Khương nên chú và dì Khương về nhà chuẩn bị, không như thường lệ điều này đã làm Khương cảm thấy khó chịu vì không thể tự do hẹn hò với Thiên Ân được nữa. 
 
Một hôm, chú tư ngồi tâm sự với Khương ở phòng khách:” Dạo này thấy mặt con xanh xao lắm chắc là học nhiều lắm hả con ? Con nên giải trí nếu có thể không nên chăm chú học nhiều quá, còn một chuyện chú không cần nói chắc con cũng hiểu mà phải không ? lớn rồi chuyện tình cảm trai gái là chuyện không ai có thể cản con nhưng dù gì con cũng phải đặt chuyện học lên làm đầu nha con !” Khương trả lời ngắn gọn:” Dạ !” chú đứng lên và đi xuống bếp giúp dì, lúc đó Khương rất muốn cho chú biết chuyện của mình và Thiên Ân nhưng anh nghĩ nếu cho chú biết có lẽ chú sẽ hạn chế cho mình và Thiên Ân gặp nhau và sẽ rất khắt khe với em ấy nên anh không thể cho chú biết chuyện này sớm. Tối hôm đó, Khương nằm trên giường với nỗi nhớ Thiên Ân da diết Khương quay mặt qua hướng cửa sổ nhìn qua nhà của Thiên Ân và mong đêm nay được gặp cô, khi quay mặt lại thì Khương thấy Thiên Ân ngồi cạnh giường mình, Khương giật mình và hỏi:” Sao em vào được nhà anh vậy ?” Thiên Ân cười và trả lời:” Thấy cửa nhà anh không khóa nên em đã mở cửa khe khẽ và bước vào đây tìm anh, mà sao hôm nay anh không qua nhà em chơi chắc anh hết yêu em rồi à ?” Khương thở dài một lát rồi trả lời với Thiên Ân:” Em đừng hiểu lầm, tại vì sắp tới là ngày dỗ của ông nội anh nên chú và dì về đây chuẩn bị, ban đêm chú anh không cho anh ra ngoài nên hôm nay anh không thể qua nhà gặp em được, cho anh xin lỗi nhé !” Sau khi xin lỗi Khương muốn Thiên Ân ở lại với mình đêm nay và 2 người đã cùng nhau nằm trên chiếc giường của Khương, ở trong buồng chú nghe tiếng cười giỡn của Khương chú nghĩ:” Không biết thằng Khương nó có chuyện gì mà khuya rồi vẫn chưa chịu ngủ ?” chú liền chui ra khỏi mùng và tiến tới phòng Khương mở cánh cửa tầm khoảng một khe nhỏ và đưa mắt nhìn vào trong phòng, chú hốt hoảng khi thấy Khương cười giỡn và vật vã trên giường một mình, chú tư ngồi bẹp xuống đất ngay cánh cửa người chú toát mồ hôi lạnh chú để tay lên trán và tự nhủ với mình là đã không thấy gì và tiến về giường của mình nằm suy nghĩ cho đến sáng. Sáng sớm hôm sau, chú tư tập thể dục ở vườn sau thì dì bước ra nhắc nhở chú tư là coi chừng nhà cho dì đi chợ chú tư liền cản lại và hỏi:” Bà có thấy dạo này thằng Khương nhà mình nó có vẻ kỳ lạ lắm không ?” Dì thắc mắc hỏi lại:” Bộ thằng Khương nó có chuyện gì không ổn hả ông ?” Thấy vậy chú mới kể cho dì nghe toàn bộ từ đầu tới đuôi chuyện tối hôm qua chú đã vô tình nhìn thấy, dì hoảng hốt hỏi:” Chẳng lẽ thằng Khương nó bị ma ám hả ông ? bây giờ mình phải làm gì đây nếu cứ tiếp tục như thế nó sẽ chết mất !” Chú tư liền an ủi dì:” Bây giờ mình cứ im lặng xem như không có chuyện gì đừng cho nó biết đợi sau ngày dỗ của ba tôi sẽ nói cho anh hai biết rồi cùng nhau nghĩ cách.” Dì đã đồng ý với chú và cứ như thường ngày không tỏ ra vẻ sợ hãi và lo lắng khi đối diện với Khương. 
 
Và ngày dỗ của ông nội Khương đã đến, dòng họ chú bác đều về kể cả ba mẹ của Khương, sáng hôm đó chú tư kêu thằng Tâm là anh họ của Khương ra lấy xe chạy lên chùa rước thầy Tuệ Trí về tụng kinh cho ông nội, bác ba từ sau bếp bước ra bàn khách ngồi xuống cầm tách trà lên vừa nhâm nhi vừa tâm sự với ba Khương và chú:” Xem ra dỗ năm nay của ba dòng họ về dự đông đủ đấy, nè chú tư năm nay cậu có lên chùa mời thầy Tuệ Trí về tụng kinh cho ba không vậy ?” Chú tư lễ phép trả lời với bác ba:” Dạ, em mới kêu thằng Tâm đi rước thầy về rồi năm nào cũng nhờ thầy tụng kinh cho ba riết cũng quen.” Vừa trả lời xong chú tư liền quay qua nói với ba Khương:” Sau khi đám dỗ của ba kết thúc anh và chị hai ra vườn sau em có chuyện quan trọng muốn nói với anh và chị !” Tiếng xe trên đoạn đường đất đỏ cho đến trước cổng nhà, Tâm đã rước thầy Tuệ Trí về trước cổng mọi người cùng nhau ùa ra đón tiếp thầy và mời thầy vào nhà. Thầy vừa ngồi xuống ghế liền nói:” Xem ra năm nay các con về dự đám dỗ của ba đông đủ đấy !” Chú tư lễ phép trả lời:” Dạ, tất cả cũng nhờ ơn phúc của thầy thôi ạ !” Ba Khương liền lên tiếng kêu Khương bước ra sau bếp pha trà cho thầy uống, nhìn thấy Khương thầy liền gọi cậu hai và cậu tư đến nói:” loay hoay thì tụi nhỏ cũng đã lớn hết rồi đấy, nhưng thấy vẻ mặt của nó xanh xao lắm hình như là có người âm theo.” Chú tư ngạc nhiên hỏi lại:” Làm sao thầy biết được ?” thầy Tuệ Trí đáp lại:” Thầy tu hành nhiều năm rồi đại khai nhãn giới ít nhất cũng biết được là nó đã có người âm theo.” Ba Khương tỏ vẻ cầu xin:” Xin thầy hãy cứa giúp nó nếu nó có chuyện gì thì vợ chồng con cũng không sống nổi.” Thầy liền nói giọng trấn an ba Khương:” Yên tâm đi thầy là người của giới Phật quyết sẽ không để ma quỷ làm càn quấy phá con người như vậy đâu ! sau khi đám giỗ của ba các con kết thúc hãy lên chùa tìm thầy, thầy tìm cách cho !” Chiều hôm đó, sau khi kết thúc buổi đám giỗ, ba Khương gọi chú tư, dì tư và mẹ Khương ra vườn sau mọi người lần lượt kể lại chuyện Khương nằm vật vã trên giường một mình vào tối đêm đó và chuyện thầy Tuệ Trí nói Khương đang có người âm theo đuổi. Lúc đó, mắt mẹ Khương ướt đẫm nước mắt lo lắng, ba Khương liền an ủi:” Bà đừng lo lắng quá hãy xem như không có chuyện gì để tôi và chú tư lên tìm thầy Tuệ Trí rồi về tính tiếp !” Nói xong ba Khương kêu chú tư chạy ra sân dẫn xe ra và hai người đi lên chùa để gặp thầy Tuệ Trí, khi đến chùa thầy Tuệ Trí hỏi:” Các con có biết gần nhà các con nơi nào lúc trước có người chết oan ma không siêu thoát không ?” Chú tư trả lời:” Dạ, lúc trước căn nhà kế bên nhà con nghe nói là gia đình họ bị tai nạn giao thông mà chết đi cứ mỗi năm đến này rằm là bọn họ hiện lên và đi lang thang trong nhà nhiều lúc còn nhát những người đi làm về khuya nữa, có phải là bọn họ ám thằng Khương không thầy ?” Thầy Tuệ Trí trả lời:” Ừ, cũng có thể lắm nhưng bây giờ chúng ta không thể chắc chắn là hồn ma nào nên các con hãy làm theo chỉ dẫn của thầy trước đã !” Thầy đưa cho chú tư những lá bùa vẽ bằng chu sa và nói tiếp:” Các con hãy đem những lá bùa này về dán ở tất cả cửa ra vào của nhà kể cả cửa sổ phải đảm bảo là con ma vào nhà không được và điều quan trọng là vào ban đêm các con phải xem chừng thằng Khương đừng để cho nó ra khỏi nhà, nó sẽ bị mê hoặc vì ta có linh tính đây là một con ma nữ ! các điều ta dặn các con đã hiểu chưa ?” Ba Khương và chú tư liền vâng lời và trở về nhà trước khi trời tối, khi ba Khương bắc ghế để dán lá bùa lên cửa trước thì Khương có vẻ thắc mắc hỏi:” Sao ba lại dán mấy tấm bùa ở các cửa chi vậy ?” Chú tư trả lời một cách giả dối:” À, chỉ là dạo này ba con muốn cả nhà chúng ta được làm việc tốt và con được học tập có tiến bộ nên mới lên chùa xin mấy lá bùa về dán xem như có trời phật phù hộ đó mà.” Ba Khương gật đầu nói:” Ừ, dạo này ba làm việc nhiều quá nên cảm thấy rất mệt mỏi lần này ba về dự tính ở lại vài tuần để nghỉ ngơi sẵn tiện theo dõi tình hình học tập của con luôn.” 
 
Đêm hôm đó, vì có những lá bùa dán ngoài cửa tạo ra một màn chắn khiến Thiên Ân không thể nào vào nhà gặp Khương được, Thiên Ân liền bay vút về phía cửa sổ đối diện với giường của Khương và kêu khẽ:” Anh Khương ơi ! anh Khương em đã về rồi đây anh ra gặp em đi !” Khương giật mình tỉnh dậy bước ra khỏi giường, bước khẽ qua giường của ba và chú tư vừa mở cửa ra thì chú tư bật dậy giả vờ như không biết chuyện gì và hỏi Khương:” Bây giờ đã khuya rồi con muốn đi đâu mau về giường ngủ đi mai còn phải đi học sớm !” Khương quay về và nhìn ra cửa sổ thì lúc đó không còn thấy Thiên Ân ở ngoài nữa Khương nghĩ:” Có lẽ Thiên Ân đã giận mình.” Ngày hôm sau, chú tư phải lên thành phố vì có chuyện gấp chỉ còn lại ba Khương với Khương vì đêm trước phải canh chừng Khương suốt đêm nên ba Khương rất mệt và ngủ say như chết ngay cả khi Khương lén trốn ra ngoài cũng không hay biết. Khi đã ra khỏi cánh cửa Khương rất mừng rỡ liền chạy vội qua nhà của Thiên Ân, Khương tìm khắp ngoài sân và những nơi hẹp nhất trong căn nhà vẫn không thấy Thiên Ân, Khương nghĩ:” Không biết Thiên Ân có làm chuyện gì dại dột hay không ?” Khương chợt nhớ ra mình vẫn chưa tìm Thiên Ân ở vườn sau, Khương liền chạy nhanh đến và đẩy mạnh cánh cửa nhà sau, ra được vườn sau Khương nhìn thấy Thiên Ân ngồi khóc dưới gốc cây bàng Khương tiến đến gần ngồi xuông và hỏi:” Sao em lại khóc ?” Thiên Ân ngước mặt nhìn Khương với đôi mắt ướt đẫm nước mắt, giọng buồn bã trả lời:” Hành động đêm hôm qua của anh đã chứng tỏ là anh không còn yêu em.” Khương thở dài đưa tay lau khô nước mắt trên đôi mi buồn bã của Thiên Ân và áp lòng bàn tay vào má Thiên Ân nói:” Em khờ quá, hôm qua chỉ vì chú với ba anh ngăn cản không cho anh gặp em anh rất tiếc về chuyện ấy đêm nay anh sẽ ở lại đây trò chuyện với em đến sáng.” Dường như lời nói của Khương đã làm cho Thiên Ân thoát khỏi sự buồn bã và vẻ mặt hồng hào trở lại, 2 người ngồi sát nhau tâm sự cho đến sáng và Khương đã ngã vào lòng Thiên Ân ngủ thiếp đi từ lúc nào không hay. 
 
Sáng hôm sau, ba Khương tỉnh dậy chợt nhớ ra là hôm qua mình ngủ say ông liền ngồi dậy khỏi giường và chạy ra sau tìm Khương, không thấy Khương ở đâu ông hoảng hốt nhìn qua ngôi nhà hoang kế bên nhà, không nghĩ gì thêm ông liền chạy nhanh qua bên ấy để tìm Khương, ra đến vườn sau ông nhìn thấy Khương đang nằm ngủ dưới gốc cây bàng ông liền ngồi xuống đánh thức Khương. Khương tỉnh dậy thì thấy ba đang nhìn mình với vẻ mặt lo lắng, lúc đó Khương nghĩ:” Chắc có lẽ ba đã biết chuyện của mình và Thiên Ân nên mới qua đây tìm mình.” Khương liền nghĩ cách đánh lạc hướng ba mình khi ba hỏi mình, Khương nói:” Tại vì đêm hôm qua ở trong nhà nóng quá nên con đi qua đây ngồi hóng mát chút ai ngờ ngủ thiếp đi cho đến sáng, ba yên tâm đi con sẽ không sao đâu ba, hôm nay con xin ba cho con giải trí một ngày nha con tính lên thành phố một ngày để cho biết ra sao với người ta.” Thấy con mình hăng hái như vậy ba Khương cũng vui mừng đồng ý, khi đến bến xe ở thành phố Khương đã đợi Thiên Ân rất lâu cho đến tối Thiên Ân mới đến rước Khương khi xe đã đến trước khu phố văn hóa và từ từ lăn bánh vào trong, nhìn ra ngoài cửa sổ Khương ngạc nhiên tại sao mọi người ở đây toàn bộ đều mặc đồ trắng, khi đã đến nhà của Thiên Ân Khương nhìn thấy trong nhà bước ra một phụ nữ khoảng chừng 40 tuổi nói với Thiên Ân:” Đứa cháu gái này thật hư đi đâu đến giờ này mới về ?” Thiên Ân lễ phép trả lời:” Dạ, con đi rước bạn của con về nhà mình chơi và đây con xin giới thiệu với dì đây là anh Khương bạn trai của con hai chúng con mới quen nhau ở nhà cũ của ba mẹ.” Lúc đó, dì của Thiên Ân nhìn Khương với ánh mắt khó tính, Khương muốn lấy sự thu hút đối với bà dì khó tính này nên đã mạnh dạng bước tới lễ phép chào hỏi:” Dạ thưa dì, con là Khương năm nay con 18 tuổi, con ở dưới quê mới lên đây con chào dì ạ !” Bà dì mới chuyển sang ánh mắt dễ chịu và mời Khương vào nhà, tối hôm đó ba người đã tâm sự với nhau cho đến 3 giờ sáng Khương phải từ biệt Thiên Ân và bà dì để kịp chuyến xe về quê. 
 
Sáng hôm sau, Khương về nhà với vẻ mặt vui mừng nghĩ lại chuyện hôm qua, khi gặp ba và chú tư ở nhà Ba Khương hỏi:” Hôm qua con lên thành phố chơi cái gì vậy ? ở đâu mà hình như ba thấy con rất vui ?” Khương vào trong bỏ ba lô xuống giường bước ra ban khách nói với ba:” Dạ, hôm qua con lên thành phố đến nhà bạn gái con chơi nên con rất vui , à mà chút nữa con quên dì của bạn gái con xin biếu ba và chú tư mấy gói xôi ăn cho đỡ bụng.” Nói xong Khương liền ra sau bếp rửa tay, rửa mặt, ở lại bàn khách ba Khương và chú tư cứ tưởng Khương đã khỏe lại nhưng khi mở gói xôi ra chỉ thấy cát đen va những con thi trùng bò trong đó ba Khương rung tay làm rớt xuống đất và quay qua nhìn chú tư, chú tư nói:” Xem ra nó đã bị ma ám nặng rồi, bây giờ mình phải tìm thầy Tuệ Trí xin thầy nghĩ cách ngăn chặn chuyện này lại.” Hai anh em liền lấy xe ra đi ngay lên chùa tìm thầy Tuệ Trí. Đến chùa 2 anh em thuật lại chuyện hồi sáng cho thầy nghe rồi xin thầy tìm cách cứu Khương, thầy đứng lên và tiến tới thắp nhang cho phật tổ rồi nói:” Xem ra ta cang nương tay thì con ma nữ này càng làm càng quấy phá con người nữa hôm nay ta thay mặt phật tổ thế thiên hành đạo diệt con ma nữ này !” Nói xong thầy Tuệ Trí vẽ thật nhiều bùa đưa cho ba Khương và chú tư bảo:” Hai con hãy đem những lá bùa này về nhân trời còn chưa tối hãy dán quanh ngôi nhà đó không xót chỗ nào, ba Khương, chú tư và thầy Tuệ Trí tối hôm đó nấp ở một lùm cây đợi thời cơ sắp đền cho đến 12 giờ đêm 3 người thấy Khương từ nhà chạy vội qua căn nhà hoang những vẫn không thấy con ma ở đâu, thầy Tuệ Trí đưa cho mỗi người 2 lá bưởi đã ngâm nước thánh vuốt lên mắt thì thấy một con ma nữ mặc áo ngủ màu trắng đứng bên kia căn nhà hoang quyến rũ cho Khương đến với nó. 
 
Thấy vậy, vì lo cho con ba Khương muốn chạy qua cản nhưng lại bị thầy Tuệ trí và chú tu cản lại, khi thấy con ma nữ và Khương đã vào căn nhà hoang đóng kín của lại thì thầy Tuệ Trí lại đưa cho mỗi người một cái kính chiếu yêu để chuẩn bị bắt con ma nữ. Ở trong nhà thì Khương va Thiên Ân vẫn lãng mạng như thường ngày nhưng vì Thiên Ân sắp phải đi đầu thai làm người nên muốn nói hết tất cả mọi chuyện cho Khương nghe, lúc đó Khương nắm chặt tay Thiên Ân nói:” Thật sự là anh đã biết từ đầu em là ma rồi không dễ gì làm quen được một cô bạn gái xinh đẹp như em cả nhưng anh thật sự rất yêu em nên anh đã câm nín bao lâu nay, anh đã cố gắng làm một gã khờ trước mặt em, hôm nay em đi đầu thai làm người vậy anh sẽ chờ khi gặp lại em anh sẽ cưới em làm vợ thật sự của anh !” Khương vừa nói dứt câu thì thầy Tuệ Trí xông vào nhà dùng kính chiếu yêu chiếu thẳng vào người Thiên Ân, nhìn thấy Thiên Ân đau đớn như vậy Khương đã chạy đến và đấm một cái thật mạnh vào mặt thầy Tuệ Trí và nói:” Tôi không bị Thiên Ân mê hoặc mà thật sự chúng tôi rất yêu nhau vả lại Thiên Ân cũng đã sắp đầu thai rồi ông làm như thề lỡ em ấy hồn siêu phách tán thì ông có tội lớn lắm đấy ông biết không ?”Chịu không nỗi sự hỗn láo của Khương đối với thầy Tuệ Trí ba Khương liền chạy tới đánh cho Khương ngất xỉu. Thấy Khương nói có lý nên thầy Tuệ Trí tha cho Thiên Ân và để cô ấy đi đầu thai làm người, sau chuyện đó Khương đã trở lại bình thường cố gắng học hành và cuối cùng anh đã dậu đại học. 
 
2 năm sau, Khương đã làm giám đốc của công ty xây dựng, ngày nào anh cũng nhớ và chờ đợi Thiên Ân lúc nào anh cũng nói với mình là:” Thiên Ân,trong thời gian chờ đợi em anh đã sửa sang lại ngôi nhà lúc trước lần đầu tiên chúng ta gặp nhau để chờ em mà sao em vẫn chưa về với anh ?” Trời không phụ lòng người cuối cùng thì Thiên Ân đã trở thành một cô thư kí giỏi dang, xinh đẹp xin vào công ty Khương làm và sau nhiều lần chạm mặt, hẹn hò Khương đã làm Thiên Ân nhớ lại tất cả và lại một lần nữa tình yêu của hai người lại bắt đầu, sau một thời gian Khương đã cầu hôn với Thiên Ân và cô cũng đã đồng ý. 
 
Vào một ngày đẹp trời và tốt lành đã diễn ra một đám cưới hoành tráng của một anh chàng giám đốc và cô thư kí xinh đẹp và 2 người họ đã sống bên nhau hạnh phúc đến trọn đời. 
 
- Hết -
Read more…

Nụ cười của người đã chết

10:29 |


Tác giả: Robert Arthur

Bert có một tính rất khó chịu, lúc nào cũng cười được, khiến nhiều lúc tôi rất ghét. Trong mười lăm năm chung sống với anh ta, phải có tới mười hai lần tôi tính đến chuyện giết anh ta. Tuy nhiên, tôi chưa thực hiện, bởi cũng không thể giết người nếu không có cớ gì hết. Nhưng rồi Bert đã tạo cho tôi một cái cớ.
Tối hôm ấy, anh ta về đến nhà, mặt cau có:
- Betty, hôm nay anh gặp một chuyện xấu xa. Jack biển thủ một số tiền của Hội! Sáng mai anh sẽ tố cáo với cơ quan cảnh sát.
Tôi giật bắn người. Jack là nhân tình của tôi. Anh là thư ký riêng cho Bert và được Bert trả lương hậu hĩ. Nhưng Jack thích tiêu xài. Nói cho cùng, đây là lỗi của Bert. Nếu như Bert không bủn xỉn thì tôi đã có đủ tiền để cho Jack số anh ấy cần.
- Nếu vậy anh ta sẽ ngồi tù mất – tôi kêu lên – Nhưng chiều chủ nhật anh đã đi Mehicô. Nếu anh làm cho Jack bị bắt ngày mai, thì trong hai tuần anh đi vắng, văn phòng Hội sẽ bàn tán chuyện này và anh lại không có nhà để thanh minh. Tốt nhất là để đến hôm anh về đã.
- Em nói chí lý – Bert nói rồi ôm bụng, nhăn mặt. Từ lâu anh đã bị đau dạ dày vì ăn uống không chịu giữ gìn – Thôi được, để hôm nào đi Mehicô về anh sẽ tố cáo cũng được.
- Từ nay đến hôm đi, anh đừng tỏ vẻ gì để Jack nghi, đúng không, Bert?
- Cũng lại rất chí lý. Em nói bao giờ cũng đúng – Và anh cười toe toét. Bert có thói lúc nào cũng cười được, dù chuyện chẳng đáng cười chút nào hết. – Thôi, anh đi ngủ đây. Tối mai lại có buổi chiêu đãi lớn. Và sẽ có mặt Gordon mới thú chứ!

Gordon là nghệ sĩ hề nổi tiếng, chuyên dẫn chuyện trên đài Tryền hình, chương trình hài hước: “Cứ tìm đi, bạn sẽ thấy!”. Bert rất mê ông ta và không bỏ một buổi trình diễn nào của Gordon.
Bert lên gác rồi, tôi ngồi lại một mình trong phòng khách. Ôi, Jack yêu quý! Anh ấy cao lớn, đẹp trai và biết cách đánh thức dậy mọi dây thần kinh, mọi thớ thịt của tôi. Bert lại hay phải đi công việc ở nơi xa, cho nên Jack càng có nhiều dịp bù lại cho tôi những thời gian tôi phải chịu đựng với lão chồng vô duyên. Nếu Jack phải ngồi tù thì tôi mất đi niềm sung sướng tột cùng ấy. Chưa kể rất có thể Jack sẽ nói ra hết mối quan hệ dan díu với tôi để kiếm tìm lòng khoan dung của Bert. Khi ấy, dứt khoát Bert sẽ tống cổ tôi ra vỉa hè và tôi sẽ lại không có đồng xu trong túi y hệt hồi chưa lấy Bert.
Tôi nhấc điện thoại gọi cho Jack:
- Anh yêu – tôi cố nói rất khẽ – Tối mai anh đến em nhé. Bert phải đi dự chiêu đãi. Em có chuyện cần bàn với anh. Không, đừng hỏi em chuyện gì.

Chỉ biết là rất hệ trọng. Rất, anh nghe rõ chưa? Rất hệ trọng cho hai chúng ta! Thôi, gặp nhau em sẽ nói.
Tôi đặt máy xuống trước khi Jack kịp hỏi thêm. Sau đấy, tôi ngồi vào bàn ghi ra giấy những suy nghĩ của tôi. Tôi có kinh nghiệm muốn suy nghĩ rành mạch, tốt nhất là ghi ra giấy rồi nhìn vào đó mà cân nhắc. Gạch xóa, thêm bớt một lúc, tôi đã vạch xong kể hoạch mà tôi tính sẽ thi hành vào tối Chủ nhật, là buổi tối theo dự tính, Bert sẽ ra ga để đáp máy bay đi Mehicô.
Tôi xé vụn mảnh giấy vứt vào giỏ giấy lộn rồi đi ngủ.
o0o
Đã đến chủ nhật. Chiều nay Bert sẽ ra ga xe lửa để ra thành phố, đáp máy bay đi Mehicô. Cũng sắp là lúc chấm dứt cuộc đời của anh ta. Tất nhiên Bert chưa biết gì hết, vẫn cười toe toét và đùa giỡn, kể chuyện tiếu lâm cho vợ nghe rồi lại tự mình cười rũ rượi.
Tôi làm bữa ăn tiễn chồng lên đường và Bert mời cả Jack để làm như không có chuyện gì. Tuy thỉnh thoảng Bert ôm bụng đau đớn, nhưng chỉ lát sau, đỡ đau, anh ta lại làm trò và cười vang. Anh ta kể cho tôi và Jack nghe về cuộc gặp với nhà hài hước nổi tiếng Gordon hôm trước cùng những câu nói cực kỳ hóm hỉnh của ông ta.

Jack có vẻ hồi hộp. Mồ hôi đổ trên trán và bàn tay anh nhiều lần run lên. Nhưng Bert không nhận thấy gì hết. Lát sau, Bert nói:
- Tôi xuống lấy xe đem ra đỗ ở cửa nhà nhé? Cẩn thận thế kẻo đến lúc nổ máy lại tắc tịt thì gay.
Anh ta cười lớn và lúc đã ra ngoài, tôi còn nghe thấy anh ta tiếp tục cười. Đúng là mình vớ phải thằng chồng vô duyên! Jack ngồi lại, thấm mồ hôi trán, nói giọng lo lắng:
- Betty! Chẳng lẽ không còn cách giải quyết nào khác nữa à? Ý anh muốn nói là nếu anh ngồi tù thì nhiều lắm cũng chỉ một năm thôi. Mà nếu anh nói khó với Bert thì có khi không phải ra tòa ấy chứ. Bert xưa nay tính tình rộng rãi, dễ tha thứ cho người nào tỏ ra ân hận.
- Anh yêu, em hiểu anh đang băn khoăn. Nhưng anh chưa biết lão chồng em đấy thôi. Lão thâm lắm. Lão không tha thứ đâu. Lão sẽ bắt anh phải chịu hình phạt cao nhất. Và khi anh đã ra tù, lão cũng còn tiếp tục trả thù. Với lại anh phải nghĩ đến em chứ. Dù một năm thôi em cũng không sao chịu nổi.

Tôi ôm anh. Hai đứa hôn nhau một lúc lâu, đê mê. Lúc buông tôi ra, Jack nói:
- Thôi được. Vì em, anh dám làm mọi thứ. Vả lại, cũng không còn cách nào nữa thật.
- Anh yên tâm, anh yêu. Em đã trù tính cặn kẽ cả rồi.
Bert quay lên. Tôi đã tập cách giấu kín tình cảm nên anh ta không biết gì hết.
- Em nhét lọ thuốc dạ dày vào vali của anh rồi chứ, Betty?
Tôi gật đầu và chợt nhìn thấy có vết bẩn trên áo, chắc là lúc ôm tôi hôn, trên tay đang cầm ly, Jack đã làm sánh rượu ra.
- Ôi, em phải thay áo mới được!

Nói xong, tôi chạy lên gác thay áo. Lúc tôi xuống thì Bert và Jack đã ngồi trong xe. Bert đang kể cho Jack nghe về một thư ký của anh ta ngày trước do thụt két đã phải ngồi tù sáu năm. Tôi biết Bert phịa, cốt để dọa Jack. Càng hay! Càng làm Jack quyết tâm giết Bert hơn.
Tôi cầm tay lái. Bert ngồi ghế trước bên cạnh tôi, còn Jack ngồi ghế sau. Dọc đường Bert liên tiếp kể chuyện tiếu lâm và ca ngợi tài hài hước của ông Gordon. Và chỉ mỗi mình anh ta cười ầm lên. Jack chỉ hơi mỉm cười, chắc trong lòng đang rất hồi hộp không còn bụng dạ đâu nghe chuyện hài hước.
Gần đến ga xe lửa, đến một chỗ hai bên là cánh đồng trống trải, tôi đỗ xe lại.
- Xe làm sao à? – Bert ngạc nhiên.
- Không, – tôi đáp – Nhưng hôm nay trời đẹp, ta ngắm phong cảnh một chút. Còn sớm. Cứ bao giờ thấy tàu đến, ta ra ga cũng kịp. Nghe báo tàu bao giờ cũng đến trễ, nửa giờ là ít.
- Em nói đúng, Betty! – Bert nói – Ôi anh nhớ lại một chuyện hài hước. Có một thằng cha chuyên môn nhỡ tàu, một hôm y…

Tôi không nghe. Tôi ngán đến tận cổ cái thói kể chuyện hài hước của anh ta rồi. Bỗng hai luồng sáng lóe lên từ phía xa. Tàu đến.
- Đi đi, em! – Bert giục.
- Đúng. Jack! – Tôi ra hiệu lệnh. Jack liền cầm khúc ống nước bằng kẽm quật mạnh lên đầu Bert. Bert thét lên, quay đầu lại nhìn, nhưng Jack quật luôn một đòn nữa và Bert gục hẳn. Tôi không ngờ chóng vánh đến thế. Đột nhiên, Jack kêu lên hoảng hốt.
- Ông ta chưa chết!
Tôi lắng nghe và đúng là có tiếng khò khè từ cổ họng Bert thoát ra, nhưng tiếng rên đã rất yếu. Tôi nói:
- Nhưng chỉ một lát thôi.
Đúng thế. Chỉ lát sau tiếng khò khè đã hết. Máu chảy xuống nệm, nhưng tôi đã chuẩn bị để sẵn một tấm khăn bông dày. Tôi lấy tấm khăn khác trùm lên đầu Bert, ấn đầu anh ta thấp xuống để người bên ngoài xe có ngó vào cũng không thấy.
- Đến ngôi nhà có ma! – Tôi nói và nổ máy. Vài phút sau, tôi quặt xe xuống con đường nhỏ và đi vào bãi lầy.

Chẳng là ở đây có một ngôi nhà tồi tàn giữa một khu vườn rộng, thuộc sở hữu của Bert. Đã có thời hai vợ chồng sống ở đây. Ngôi nhà có ma cho nên ít lâu sau tôi đòi Bert phải rời nơi đó. Từ đấy, ngôi nhà vẫn bỏ hoang và bây giờ đổ nát rất thảm hại. Trận bão năm ngoái lại làm đổ một cây to, rơi xuống đúng mái nên trông bây giờ càng thảm thương.
- Ta đào hố dưới tầng hầm chôn lão. Em có mang theo thuổng và cả cào để cào cho phẳng nắp mộ rồi.
Tôi đỗ xe, lôi xác Bert ra để tạm ngoài vườn, rồi dẫn Jack vào nhà. Lúc Jack đào xong huyệt, chúng tôi ra định khiêng xác Bert vào thì không thấy anh ta đâu. Chúng tôi hoảng hốt tìm xung quanh. Đột nhiên, Jack kêu lên:
- Nhìn này, Betty!
Tôi cúi xuống, thì ra một vỏ bao thuốc lá.
- Hay vừa có người đến đây và đưa Bert đi? – Jack hốt hoảng nói.

Tôi xem kỹ bao thuốc, bao ẩm và rõ ràng là bị vứt đây đây đã khá lâu.
- Nơi này thỉnh thoảng vẫn có người đến cắm trại chơi vì là hơi vắng vẻ. Nhất là mấy cặp nhân tình, mò đến đây cho kín đáo, có vậy thôi. Không có ai đến hết.
Chúng tôi tiếp tục tìm. Bỗng dưới ánh sáng chiều tà lúc trời sắp tối, tôi thấy một bụi cây động đậy. Tôi vội chạy đến. Bert trong đó, đang bò rất vất vả.
- Betty yêu quý – anh ta nói thều thào – Việc em làm vừa rồi đúng là hài hước. Nhưng anh chưa chết hẳn. Em phải làm lại vậy – rồi anh ta cười nhe cả răng.

Nhưng cũng đúng lúc ấy, anh ta giẫy một cái rồi bất động. Hai mắt nhắm lại, lăn ngửa ra đất. Tôi sờ mạch. Bây giờ thì Bert đã chết hẳn. Chúng tôi khiêng anh ta vào nhà, đưa xuống tầng hầm. Jack run lẩy bẩy. Anh ta rất sợ. Lát sau, chôn Bert xong, chúng tôi ra xe. Jack nhấc chai rượu tu một ngụm. Chúng tôi ra ga. Jack đem gởi va li của Bert và cặp giấy tờ vào ngăn “gửi hành lý”. Làm thế, đến khi phát hiện Bert mất tích, cảnh sát sẽ nghĩ rằng Bert ra ga sớm, gửi hành lý để đi uống gì đó và mất tích ngoài phố.
o0o
Hôm đó là Chủ nhật. Mọi sự trót lọt một cách quá đơn giản. Nhưng đến ngày thứ ba, tôi nhận được một lá thư của Bert, đóng dấu bưu điện ngày thứ hai. Chỗ tên người gửi đề:
“Người đã quá cố Bert Willoughby. Tầng hầm. Ngôi nhà có ma.”
Vậy là sao? “Quá cố” có nghĩa anh ta đã chết! Tôi luống cuống bóc phong bì. Và đây là nội dung lá thư:
“Betty thân yêu,

Chào em. Thay mặt những người đã chết, anh chào em và khen ngợi vụ giết người đầu tiên của em trên đời. Em là cô gái thông minh và can đảm, nhưng vì là lần đầu, chưa có kinh nghiệm, nên em làm chưa gọn lắm. Anh rất cảm ơn em là đã chấm dứt cho anh nỗi đau đớn liên miên.
Đau đớn gì à? Anh bị ung thư dạ dày và chỉ vài tuần nữa anh sẽ chết. Anh không nói với em vì nghĩ cũng chẳng để làm gì. Anh muốn được chết cho mau để khỏi phải chịu nỗi đau đớn kéo dài, mà đằng nào rồi cũng chết.
Anh biết em với Jack đã phản bội anh từ lâu và nhân dịp này anh tạo điều kiện cho em có cớ để giết anh. Anh phóng đại chuyện cậu ta ăn cắp tiền của Hội. Anh nghe lỏm điện thoại em gọi cho cậu ta. Anh cũng nhặt những mảnh giấy em tính toán kế hoạch giết anh mà em xé vụn và chắp lại để đọc. Anh rất mừng thấy kế hoạch của em chu đáo.
Lúc ra xe, thấy Jack vẫn còn ngập ngừng, anh đã bịa ra câu chuyện tên thư ký của anh biển thủ tiền công quỹ và bị tù sáu năm để khích cậu ta.
Cảm ơn em lần nữa, em yêu quý. Gởi lời hỏi thăm Jack.
Yêu em. Bert.”

Tôi đang đọc đi đọc lại lá thư để hiểu hết ý nghĩa thật của nó, thì có tiếng gõ cửa. Cảnh sát vào và yêu cầu tôi đến Tòa án để quan chức ở đó thẩm vấn về cái xác của ông Bert Willoughby. Tôi sửng sốt và kinh hoàng. Tại sao họ lại biết được? Hay Bert, “người quá cố” đã gửi thư cả cho họ?
Thì ra trước hôm đi, Bert đã năn nỉ một quan chức cảnh sát hãy cố gắng xem chương trình “Hãy tìm và bạn sẽ tìm thấy” trên truyền hình vào tối thứ hai. Trong đó, ông Gordon nhà hài hước sẽ kể một câu chuyện tiếu lâm có nói đến một cái xác vô thừa nhận chôn dưới tầng hầm của “ngôi nhà có ma” gần con đường ra ga xe lửa!
Sau này, trước khi ra Tòa chịu án cùng với Jack, tôi còn được biết là chính Bert trước khi “đi Mehicô” đã khẩn khoản yêu cầu nhà hài hước diễn tiết mục đúng như Bert đã viết và đưa vào chương trình của ông tối Thứ hai! Và, tất nhiên lá thư cho tôi anh ta cũng viết từ trước và nhờ ai đó chiều thứ hai mới bỏ vào thùng thư!
Read more…

Kinh hoàng

10:05 |


Tác giả: C.B. Gilford

Biên dịch: Kim Lương

Nguyên tác: Terrified

Ngày làm việc của Paul Santin đã trôi qua một cách tốt đẹp. Việc làm ăn của các y sĩ và các dược sĩ trong tỉnh rất phát đạt, và việc làm ăn của Paul Santin cũng phát đạt theo. Anh là đại diện cho các sản phẩm y dược. Nhưng ngày làm việc đã quá dài, bây giờ đã quá mười một giờ đêm, Santin lái xe với một tốc độ cao trên con đường nhánh vì anh muốn về tới nhà trước lúc nửa đêm.
Anh thấy mệt mỏi, anh buồn ngủ, và anh còn phải cố gắng giữ cho mình tỉnh táo trong một nửa giờ nữa. Nhưng anh đã không ngủ gà, ngủ gật. Anh vẫn hoàn toàn điều khiển được chiếc xe hơi của anh. Anh vẫn biết rằng anh đang làm gì.
Anh đã vượt qua vài chiếc xe khác, ngay bây giờ thì con đường có vẻ hiu quạnh. Chính vì lý do này mà anh đã chọn con đường này. Sự lưu thông thưa thớt, và đó là kiểu cách của con đường này – một con đường gần như trống trơn – vừa lúc đó anh nhìn thấy một cái xe hơi khác.
Thoạt tiên anh nhìn thấy nó là hai ngọn đèn pha đang lượn vòng khúc cong chừng một phần tư dặm phía trước, những ánh đèn sáng rực một cách kỳ quái, và người lái xe đã không làm mờ được chúng. Santin nguyền rủa hắn ta, bất kể hắn ta là ai đi nữa. Anh vặn mờ các đèn của anh, nhưng anh không nhận được sự đáp ứng lịch sự nào. Anh lại nguyền rủa và như để trả thù anh vặn các ngọn đèn của anh trở lại ánh sáng chói chang của xa lộ, nhưng anh cảm thấy không có nỗi hiểm nguy thật sự trong việc này.

Anh ý thức một cách mơ hồ rằng cái xe kia đang vọt nhanh tới phía anh với một tốc độ cao, một tốc độ quá cao với loại con đường mà họ đang chạy ở trên. Một cách máy móc anh nhả cần gia tốc, tập trung tâm trí vào việc giữ nguyên mạn đường của mình, và không nhìn thẳng vào các ánh đèn đang xông tới đó.
Nhưng đã quá trễ rồi khi anh nhận thấy chiếc xe kia lấn qua vạch giữa của con đường. Và anh phải quyết định một cách rất mau lẹ. Hoặc là cứ vọt thẳng lên, có thể đồng thời nhận còi liên hồi, với hy vọng là gã lái xe kia sẽ tạt sang một bên. Hoặc là hích vai tung cánh cửa nhảy ra ngoài, đánh liều may rủi với đá sỏi và đất cát.
Anh chọn cách thứ nhì, nhưng không còn kịp nữa rồi. Anh trông thấy chiếc xe kia không nhượng bộ một tấc nào, vì vậy anh quẹo sang bên phải. Cái xe kia húc vào tấm cản bùn và bánh xe bên trái phía sau của xe anh. Phần sau của xe anh trượt đi trước phần đầu về phía cái mương. Rồi toàn bộ cái xe hình như bất chấp trọng lực, nó lăn lông lốt nhảy tung lên không, hất Santin ra ngoài ở độ cao của cái nhảy của nó.
Anh đã không trông thấy hoặc nghe thấy tiếng xụm đổ cuối cùng của cái xe. Tất cả ý thức của anh đều dồn vào sự va chạm của thân mình vào cái sườn đồi cứng như một bức tường, rồi anh trườn xuống phía dưới giữa một đống tuyết lở của những cục đá nhỏ và đất cát. Sau đó anh nằm im lìm, và cảnh vật chung quanh anh cũng im lìm như vậy.
Trong khoảnh khắc đầu tiên đó, anh không cảm thấy đau đớn. Sự va chạm đã làm anh chết lặng đi, nhưng anh biết là anh vẫn còn sống. Anh biết rằng anh vẫn còn một phần nào tỉnh táo. Anh cũng ý thức được một cách xa xôi, mơ hồ là thân thể anh bị giập gãy và đang bắt đầu chảy máu.
Nhưng ánh đèn làm lóa mắt đã tắt rồi. Anh đang nằmngửa trên một luống cỏ dại, phía trên anh là những ngôi sao và một vầng trăng tròn sáng rực. Chúng có vẻ gần gũi anh hơn là bất cứ khi nào trước đây. Có lẽ đó là một ảo giác lần đầu tiên đã cho anh cái ý nghĩ là anh đang sắp chết.
Vào lúc đó, anh không cảm thấy tức giận về việc này. Anh có thể nhớ lại sự tức giận của anh trước lúc xảy ra tai nạn, nhưng đó là một việc xa xôi, không có thật đối với anh. Cái ý nghĩ sắp chết lại thoáng qua trong đầu óc anh. Con người đang sắp chết thì không cảm nghĩ một chút gì về những kẻ khác. Họ chỉ hoàn toàn quan tâm tới bản thân mình thôi.

Rồi anh nghe thấy những tiếng nói, một sự tái tục các tiếp xúc với cõi đời. Đã có người trong cái xe kia. Anh nghĩ tới họ một cách bình tĩnh, không tức giận mà cũng không cảm tình, nhưng anh để hết sự chăm chú vào việc lắng nghe.
- Hắn ta không có ở đây.
Một giọng nói đàn ông hơi trẻ.
Cái xe kia cũng bị đụng. Nó đã bị đứng lại, hoặc có lẽ người lái xe đã tự ý dừng xe lại. Dù thế nào đi nữa thì những người trên xe đó, bất kể họ là ai, cũng đã đi quay trở lại chỗ cái xe của anh và đang tìm kiếm anh.
Để tự giúp anh chăng? Bản năng đầu tiên của anh là cất tiếng gọi, hướng dẫn họ tới chỗ anh đang nằm. Họ đã là những kẻ ích kỷ khi chạy lấn đường, nhưng bây giờ thì họ là những người nhân từ muốn cứu giúp. Nhưng rồi một bản năng khác trỗi dậy chống lại bản năng thứ nhất. Họ có thật sự thân thiện không? Đột nhiên anh cảm thấy kinh hoàng đối với họ, mà không biết tại sao. Chắc chắn là ai cũng muốn cứu giúp những nạn nhân của tai nạn. Họ không làm vậy chăng?
- Chắc là hắn ta đã bị hất văng ra ngoài
Tiếng nói của một thiếu nữ trả lời. Kinh hãi.
- Tôi cũng đoán thế, chúng ta sẽ làm gì?
Cũng một tiếng nói của người đàn ông đó, thế là bọn họ chỉ có hai người thôi.
- Hãy tìm kiếm hắn – người con gái nói.

Một lúc ngần ngừ:
- Tại sao?
Một lúc ngần ngừ nữa.
- Anh không muốn biết điều gì đã xảy ra cho hắn… hay cô ấy à?
- Tôi không biết – Tiếng nói run rẩy của người đàn ông. Tôi không biết…-
- Tôi nghĩ rằng chúng ta phải nhìn chung quanh và tìm thấy hắn.
- Được… nhưng trời tối quá đấy.
- Anh có đèn pin mà, phải không?
- Đúng vậy. Tôi sẽ đi lấy đèn pin.
Bước chân đi lên mặt đường. Gã con trai quay lại chỗ xe hơi của y để lấy đèn pin. Rồi thì lại một sự yên lặng.
Santin chờ đợi, mình run rẩy đổ mồ hôi ra, vì một nỗi sợ hãi mới. Anh không thích âm thanh của những tiếng nói đó. Cái gã con trai và cô con gái đó không phải là những người để tâm tới việc gì. Nếu anh sắp chết thì họ cũng không phải là người sẽ giúp đỡ được nhiều.
Nếu anh sẽ chết? Anh tin chắc vào việc đó. Bây giờ thì sự đau đớn đã bắt đầu. Anh có thể nhận ra nó ở nhiều chỗ, mặt anh, ngực anh, cả hai chân anh. Và một nơi nào đó nằm sâu trong người anh, nơi mà không một ai có thể sờ tới, ngoại trừ một ông bác sĩ. Đó là chỗ đau đớn làm cho anh tin chắc là sẽ chết.
Do đó không còn gì để quan tâm nữa, đúng vậy không?

Dù họ có tìm ra anh với cái đèn pin của họ hoặc không tìm ra?
- Được, tôi đã lấy đèn pin rồi – Tiếng nói của gã con trai. Chúng ta tìm ở chỗ nào đây?
- Trong cái mương, em đoán vậy.
Những bước chân kéo lê làm xáo động những hòn đá sỏi, đi sột soạt qua những đám cỏ và những bụi cây. Rồi một tia sáng lóe lên, quét đi, quét lại. Cả tia sáng lẫn những tiếng bước chân càng mỗi lúc một gần hơn. Họ sẽ phát hiện ra anh một cách không thể lẫn tránh được. Anh có thể làm cho cuộc tìm kiếm của họ được mau lẹ hơn bằng cách lên tiếng gọi họ. Nhưng anh đã không làm thế. Anh chờ đợi.
- Hầy!
Tia sáng rọi vào mặt anh, đang bị tê liệt anh không thể quay mặt đi khỏi tia sáng đó, những bước chân vội vã. Rồi thì họ đang đứng ở đó. Hai hình thù đang đứng bên trên anh, in rõ nét trên nền trời. Và tia sáng rực lên trong mắt anh. Anh chớp mắt, nhưng họ không có vẻ hiểu rằng ánh sáng đã làm anh khó chịu.
- Hắn ta còn sống – cô gái nói – mắt hắn mở.
- Phải, tôi biết.
- Nhưng hắn bị thương – cái hình thù là người con gái quì xuống bên cạnh anh, che chở anh khỏi ánh sáng đèn pin một cách từ bi. Nhờ ánh sáng rực rỡ của mặt trăng, anh có thể trông thấy mặt cô ta.

Cô còn trẻ, trẻ một cách kinh khủng, có thể độ mười sáu tuổi. Cô ấy cũng rất xinh nữa, mái tóc đen, nước da tái nhợt, có lẽ tái nhợt một cách không bình thường, tương phản lại cái miệng được tô điểm của cô trông thật khủng khiếp. Nhưng trên nét mặt cô không có một chút cảm xúc nào. Rất có thể là cô đang bị chấn động, nhưng khi cặp mắt cô lướt qua các vết thương của anh, không một chút cảm tình nào lóe lên trong ánh mắt.
- Ông bị thương rất nặng, phải vậy không? Câu hỏi nhằm thẳng vào anh.
- Vâng… – Anh phát hiện ra rằng anh còn có thể nói được mà không gặp khó khăn lắm.
- Ở nơi nào? Ông có biết không?
- Tôi đoán là ở khắp mọi chỗ, nhất là ở bên trong cơ thể.
Cô con gái có vẻ tư lự trước câu trả lời của anh. Câu hỏi tiếp theo của cô có vẻ lạnh lùng, có tính toán.
- Ông có nghĩ rằng ông có thể qua khỏi nếu chúng ta được sự giúp đỡ không?
Anh cũng nghĩ ngợi, tự cho mình thời gian để trả lời. Nhưng ngay cả như vậy, anh cũng đã phạm một sai lầm.
- Tôi nghĩ rằng tôi sẽ chết – anh nói và biết rằng mình đã phạm sai lầm ngay sau khi anh nói câu đó.
Nét mặt của cô gái hình như có thay đổi một chút, thay đổi mà người ta khó nhận thấy. Santin không thể đo lường được sự thay đổi đó. Anh chỉ biết rằng nó đã xảy ra. Cô lùi ra khỏi chỗ anh, đứng lên đi lại chỗ anh con trai.
- Hắn sắp chết rồi – cô nói. Làm như cô biết rõ chắc chắn điều này cũng như chính Santin vậy.
- Thế thì có tìm một ông bác sĩ cũng vô ích thôi, phải vậy không? Gã con trai tỏ vẻ nhẹ nhõm, làm như trách nhiệm của gã về toàn bộ vụ này lúc này đã chấm dứt.
- Em không nghĩ thế.
- Thế thì chúng ta sẽ làm gì?
- Không làm gì cả, em đoán thế. Chỉ việc chờ ở đây một lúc nào đó, sẽ có một cái xe hơi phải chạy tới.
- Lúc đó chúng ta có thể đi xe trở về thành phố hả?

Gã con trai có vẻ như hoàn toàn lệ thuộc vào cô gái về sự chỉ đạo.
- Nhất định thế. Chúng ta có thể cử một bác sĩ hay một người nào đó quay lại đây. Nhưng lúc đó rất có thể anh chàng này đã chết rồi. Và chúng ta sẽ phải báo cáo với cảnh sát.
- Cảnh sát ư?
- Chúng ta sẽ phải báo cáo. Anh đã giết chết một người.
Rồi lại một sự yên lặng. Satin nằm ở dưới chân họ, mắt ngước nhìn lên hai cái bóng người. Họ đang nói về anh như thể anh đã chết thật rồi. Nhưng, một cách nào đó, việc này chưa làm anh tức giận. Có thể tại vì chính anh cũng coi như mình đã chết rồi.
- Arlene này… họ sẽ làm gì với tôi?
- Ai, cảnh sát hả?
- Phải… Em đã nói rằng tôi giết chết một người.
- Đúng, anh đã giết chết một người, không phải là anh đã giết chết một người à?
Gã con trai ngần ngừ.
- Nhưng đó là một tai nạn – cuối cùng y cố nói lảng – Em biết rằng đó là một tai nạn, phải vậy không, Arlene? Tôi muốn nói, đúng là nó đã xảy ra…
- Nhất định là thế.-
Họ nói chuyện nhỏ nhẹ, nhưng Santin có thể nghe rõ từng tiếng họ nói. Và anh cảm thấy dù sao thì anh cũng phải lên tiếng nói. Anh nói với họ:
- Mọi tai nạn đều là do lỗi của một người nào đó.

Họ giật nảy người lên. Anh có thể trông thấy họ nhìn nhau rồi lại nhìn xuống người anh.
- Thưa ông, ông muốn nói gì với câu đó? Sau một lát gã con trai hỏi.
- Tai nạn này là lỗi của anh. Đó là điều tôi muốn nói.
Anh vẫn không giận dữ. Đó không phải là lý do tại sao anh tranh cãi, nhưng anh cảm thấy tội lỗi phải được xác định.
- Làm thế nào mà việc đó lại là lỗi của tôi?
- Trước hết anh đã không hãm bớt đèn xe của anh…
- Đúng, ông cũng không hãm bớt đèn xe của ông mà.
- Lúc đầu tôi đã tắt mà.
- Nhưng ông lại bật các ngọn đèn chạy trên xa lộ mà.
- Chỉ sau khi anh từ chối việc hãm bớt đèn.
Gã con trai lại im lặng trong một lúc. Rồi y nói:
- Nhưng khi chúng ta đụng vào nhau, ông vẫn còn để đèn sáng rực mà.
Santin phải nhìn nhận việc này.
- Tôi đã nổi nóng lên – anh nói – Nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất. Anh đã lái xe chồm sang bên đường của tôi.
Bộ mặt gã con trai quay sang cô gái.
- Arlene này, tôi có đi sang bên đường của ông ấy không?
Hình như cô gái khúc khích cười. Hoặc một cái gì giống như tiếng cười.
- Làm thế nào mà tôi biết được? Chúng ta đang…
Cô đã không nói hết câu, nhưng Santin đoán ra phần còn lại của câu đó. Lúc đó họ đang âu yếm, vuốt ve nhau, hoặc làm một điều gì đó mà bọn trai trẻ thời nay gọi là vậy. Đó là lý do tại sao gã con trai đã không hãm bớt đèn. Và đó cũng là lý do tại sao y đã không điều khiển được cái xe của y một cách tốt đẹp. Và bây giờ thì chính anh, Santin, phải trả cái giá cho những giây phút mê ly của họ.

Cuối cùng thì điều này làm anh giận dữ, một sự giận dữ kỳ cục. Anh thấy đôi chút hững hờ, xa lạ với chính bản thân mình. Bởi vì lúc này, nói chung ra nó không còn thực sự là quan trọng đối với anh. Vì anh đang sắp chết.
Nhưng Santin cũng cảm thấy một sự mãn nguyện nào đó. Anh có thể nói một cách hằn học, và với một sự tin tưởng.
- Anh thấy đó, anh đã đi trái đường. Bởi vậy đó là lỗi của anh.
Gã con trai nghe anh nói, nhưng y cứ chằm chằm nhìn vào cô gái.
- Họ sẽ làm gì với tôi? Y hỏi cô gái. Tôi muốn nói là cảnh sát đó. Họ sẽ làm gì với tôi?
- Làm sao mà tôi biết được – cô ta cáu kỉnh trả lời y.
Cô ta đã rất bình tĩnh. Lúc này có lẽ sự chấn động ban đầu đã dịu đi. Bây giờ có thê là cô ấy đang trở nên sợ hãi và nhút nhát.
- Ngay dù tôi có chạy trái đường – gã con trai nói – thì đó vẫn chỉ là một tai nạn mà. Tôi đã không cố ý đâm vào cái xe của anh chàng này. Tôi không cố ý làm chết anh ta.
- Đúng thế…
- Tôi đã đọc về những vụ này trong các báo. Không có gì quá tệ xảy ra cho người lái xe đâu. Có thể là y sẽ bị phạt tiền. Nhưng ông già của tôi có thể đóng tiền phạt mà. Ngay cả nếu tôi có phải đi tù, thì cũng sẽ không phải ở lâu đâu phải thế không, Arlene? Em nghĩ nó sẽ ra sao? Ba mươi ngày chăng?
- Hoặc có thể là sáu mươi ngày, nó sẽ không đến nỗi tệ thế đâu.

Santin lắng nghe họ nói. Và với một cách chậm chạp sự tức giận trào dâng cao hơn trong lòng anh. Hoặc có thể ngay cả là chín mươi ngày, anh đã tính cộng thêm vào. Một công ty bảo hiểm nào đó sẽ trả tiền. Nhưng chính tên sát nhân sẽ gần như không đền đủ tội lỗi. Chín mười ngày cho một tội ngộ sát.
- Chỉ còn lại một điềm gã con trai đột ngột nói.
- Điều gì?
- Vụ này sẽ được gọi là một tai nạn. Và có thể nó sẽ được gọi là lỗi của tôi. Dù sao thì cũng là chút ít thôi. Điều này có nghĩa là nếu thằng cha này không tiết lộ với bất cứ một người nào.
- Về việc gì?
- Về việc ai đã vặn mờ đèn xe và ai đã không vặn. Và ai đã ở trên phía đường của ai. Nhưng tất nhiên là y sẽ không thể tiết lộ được nếu y chết?
- Đúng thế – Bỗng nhiên có một cái gì kỳ lạ trong tiếng nói của cô gái, một sự nhận thức.
- Vì vậy y sẽ phải chết. Em có thấy điều tôi định nói không, Arlene?
- Y nói là y sắp chết mà…
- Phải, nhưng y không biết. Và cả chúng ta cũng không biết, y sẽ phải chết. Chúng ta phải cầm chắc là y chết.
Giọng nói của gã con trai cất lên cao một cách đột ngột, tới âm độ của sự cuồng loạn.

Santin trông thấy cô con gái víu chặt lấy cánh tay gã con trai và ngẩng nhìn vào mặt hắn. Toàn thể tư thế của thân mình cô đều bộc lộ sự kinh hoàng.
- Còn có một điều nữa – Gã con trai nói một cách hấp tấp, gần như lối trẻ nhỏ bi bô – Ông già tôi đã nói với tôi về việc bảo hiểm. Họ phải trả nhiều tiền cho một người chỉ bị què quặt hơn là cho một kẻ đã chết. Họ trả những khoản tiền rất lớn cho những người bị què. Tôi không rõ việc bảo hiểm của chúng tôi có lớn đến thế không. Nếu anh chàng này không chết, mà chỉ bị thương thật sự rất nặng, thì nó có thể làm chúng ta tốn kém rất nhiều hơn là tiền bảo hiểm mà chúng ta lãnh được. Và lúc đó thì bố tôi sẽ làm gì tôi đây?
Lúc này thì cô gái bị kinh hoàng.
- Nhưng hắn đang sắp chết mà – Cô nói thì thào, giọng khàn khàn.
- Arlene này, làm thế nào mà ta biết được việc đó? Làm thế nào mà ta biết được?
Lúc này thì Santin không cảm thấy đau đớn nữa. Chỉ thấy tức giận thôi. Họ đã không trợ giúp anh. Họ còn muốn cho anh chết đi. Họ thật là ích kỷ? Ích kỷ một cách không thể tin được. Và họ đã quá ác độc khi bàn cãi tất cả việc này ngay trước mặt anh.
Bỗng nhiên gã con trai quì xuống, và ánh đèn pin lại soi đi soi lại vào mặt Santin. Santin chớp mắt trước ánh đèn, nhưng mặc dầu thế anh cũng có được cái nhìn đầu tiên vào gã con trai non trẻ, non trẻ như cô con gái. Nhưng không được bình tĩnh như cô ta, sự hốt hoảng nằm trong mắt cậu ta. Và cậu ta cũng bị thương, một vết thương ghê gớm ở trên da đầu làm cho mạn trái của đầu cậu ta xấu đi, và máu bết lại trong mái tóc cậu ta.
- Thưa ông, ông cảm thấy thế nào? – Gã con trai hỏi.

Santin không thèm trả lời. Anh sẽ không cho họ một sự mãn nguyện như vậy nữa. Anh sẽ không nói với họ về cơn lũ nóng ran của sự đau đớn đang tràn ngập người anh trong những lớp sóng càng lúc càng lớn hơn. Anh sẽ không nói với họ là anh đã nghe thấy thần chết đang thì thầm trong xe của anh, dụ dỗ anh hãy để mạng sống bay đi.
Nhưng anh trông thấy vẻ hung hăng trên nét mặt gã con trai. Gã con trai dùng đèn pin sục tìm xa hơn nữa, lia đi, lia lại nó trên thân thể Santin. Rồi hắn ta đứng lên.
- Y không có vẻ gì là đã bị thương khá trầm trọng để chết – Hắn nói với cô con gái.
Không, không có vẻ như thế đâu. Santin nghĩ. Sự tổn hại là ở bên trong, nhưng đúng là có thể làm chết người. Tuy nhiên, chớ nói với họ. Hãy để cho họ sợ toát mồ hôi. Và ta có thể còn sống cho tới khi một người nào đó tới.
Một cơn đau đột ngột làm tan biến các ý nghĩ của anh chỉ để cho anh còn đủ tỉnh táo thôi.
Cô con gái kêu thét lên, và có vẻ như cô đã kêu thét lên vì anh. Hình như gã con trai đã đánh anh bằng một cách nào đó.
- Anh làm gì vậy? Cô ta hỏi.
Câu trả lời của gã con trai cũng gần như một tiếng kêu thét:
- Y sẽ phải chết. Tôi phải làm cho y chết.
Có một giọng điệu tao nhã ở nơi nào đó trong cô gái. Hoặc là lòng trắc ẩn của một phụ nữ.
- Nhưng anh không thể giết chết y – cô nói với gã con trai một cách hung hãn.
- Việc đó có gì là khác biệt đâu? Hắn ta cãi lại với sự cuồng loạn trong giọng nói của hắn. Tôi đã giết chết y rồi mà, có phải thế không? Y sẽ chỉ phải chết mau lẹ hơn thôi, tất cả là thế. Em không hiểu à. Arlene?
Rõ ràng là cô ta không hiểu. Cô ta níu chặt lấy hắn, giữ hắn lại.
- Không bao giờ có ai sẽ biết sự khác biệt cả – hắn nói với cô ta, luận điệu của hắn rất hợp lý. Y đã bị thương sẵn rồi. Người ta sẽ nghĩ rằng y chết vì tai nạn.

Có sự im lặng trong một khoảng khắc nhỏ. Bằng cách cố sức ngoẹo đầu đi, Santin có thể trông thấy họ. Họ là hai cái bóng đen trên cái hậu cảnh sáng hơn của bầu trời, họ đứng gần nhau quá khiến cho như họ đã hòa nhập lại với nhau. Santin có thể cảm thấy vẻ hung hãn trong cái ôm nhau của họ. Cô con gái với cái bản năng từ bi của phái nữ. Gã con trai thì không có gì hơn là một kẻ phũ phàng, điên dại với ý muốn tự bảo tồn. Vậy mà trong một cách nào đó, cô gái vẫn có thể yêu hắn. Và bởi vì cô yêu hắn, nên trong vụ này cô đồng tình với hắn.
- Được rồi, Vince ạ! Cuối cùng thì anh nghe thấy cô ta nói.
Tuy nhiên, tất cả những gì mà Santin có thể làm là cứ nằm yên ở đó. Rất có thể là anh sẽ bị đập và đá cho tới chết. Bị sát hại một cách có chủ tâm, một cách hợp lý để bảo vệ cho một thằng nhóc con yếu ớt, đồi bại. Dù sao anh cũng không quá sợ hãi cái chết kia, nhưng anh lại sợ hãi cái chết này. Cái chết này có một tính cách khủng khiếp trong nó.
- Không! Anh thét lên với họ với tất cả sức lực của anh. Không!
Tiếng thét của anh làm đứt đoạn cái ôm nhau của họ. Cái đèn piní trong tay gã con trai lại thăm dò bộ mặt anh. Trước đây thì Santin rất kiêu hãnh, nhưng lúc này thì anh hết kiêu hãnh rồi. Anh đã không quay mặt đi khỏi ánh đèn. Anh để cho họ nhìn thấy nỗi kinh hoàng của anh.
- Anh có nghĩ rằng anh có thể làm được việc này không, hở Vince? Cô con gái hỏi. Giọng nói của cô vững chắc.
Lúc này thì cô ta đã bị thuyết phục, cô ta sẽ là người dũng mãnh hơn trong hai người bọn họ.
- Tôi không biết – hắn nói – nhưng tôi sẽ phải làm.

Santin trông thấy hắn ta đi tới và anh nhắm mắt lại.
- Hãy đợi một phút.
Anh nghe thấy cô gái nói, như thể từ một đầu xa xôi của một đường hầm dài. Lúc này anh tồn tại trong một lớp sương mù đỏ của sự đau khổ cực độ, và tiếng nói của cô ta có vẻ như từ chỗ xa xăm.
- Có việc gì thế?
- Anh đang vấy máu trên người anh, có phải vậy không?
- Tôi không biết.-
- Hãy nhìn xem đi.
- Phải, tôi bị vấy máu rồi. Nhưng điều đó có sự khác biệt nào?
- Vince, Vince, anh phát khùng rồi à? Họ sẽ trông thấy máu. Và có thể là một kẻ nào đó sẽ nghi ngờ. Họ có thể phân tích máu và nói rằng máu đó thuộc về ai.
Một tia hy vọng, và Santin lại dám mở mắt ra nữa. Gã con trai cúi xuống bên trên người anh để đánh một nhát nữa, nhưng lúc này hắn ngần ngừ.
- Tôi biết phải làm gì rồi – cuối cùng hắn nói.
Đột nhiên hắn bỏ đi, ra khỏi tầm nhìn của Santin. Nhưng Santin có thể nghe thấy hắn khua đập vòng quanh trong đám cỏ dại. Rồi cuối cùng là tiếng kêu lớn của hắn.
- Arlene, lại đây giúp tôi nâng cái này lên.

Có nhiều tiếng khua đập hơn trong đám cỏ dại. Cô gái đi tới chỗ gã con trai.
Và giọng nói khích động của gã con trai.
- Anh chàng đó bị hất tung ra khỏi cái xe, có đúng vậy không? Vậy thì được rồi, y đập đầu vào cái này, thế là đủ rồi. Chúng ta sẽ sắp xếp lại chút ít cái xác chết. Bây giờ hãy tới đây, chúng ta hãy cùng nhau khiêng cái xác lên.
Có sự quay lại chậm chạp của những bước chân. Với một ý nghĩ vẩn vơ, Santin tìm kiếm họ. Anh trông thấy họ rồi. Họ đang cùng đi tới chỗ anh, lưng họ còng xuống, có vẻ đang gắng sức. Ở khoảng giữa ho, họ khiêng môt vật rộng, bẹt có vẻ rất nặng nề.
Lần nay thì anh không la hét nữa. Anh không có thể la hét được, ngay cả dây thanh âm của anh cũng bị lê liệt rồi. Nhưng anh có thể quan sát họ. Họ đi một cách chậm chạp, với sự cố gắng lớn lao. Họ đứng lại, mỗi người đứng về một bên của anh và cái vật kếch sù, nặng nề, bẹt mà họ giữ trong tay đã che khuất bầu trời phía trên mặt anh.
Rồi ngay vào cái giây phút cuối cùng của đời anh, anh mới nhận thấy một điều gì đó, một sự yên tĩnh dịu dàng tràn ngập người anh. Dù sao thì ta cũng sắp chết, anh nghĩ. Cái chết này mau lẹ hơn, dĩ nhiên là thế, có thể còn nhân đạo hơn nữa. Nhưng nó cũng vẫn là một vụ sát nhân.
Anh cầu nguyên, một lời cầu nguyện kỳ quái. Anh cầu nguyện cho một nhân viên cảnh sát tinh khôn.
Trung sĩ Vanneck trong toán tuần tiễu xa lộ của tiểu bang là một nhân viên cảnh sát tinh khôn. Trong ánh sáng mờ xám của lúc bình minh, ông nghiên cứu các vết vỏ xe trên đường. Chúng rất khó thấy trên lớp nhựa đường đen sậm, và ông đã không thể hoàn toàn tin chắc.
Ông đã vững bụng hơn đôi chút khi ông cảm nghĩ thế nào về một đôi trai gái đang đứng gần xe ông và theo dõi ông khi ông tiến hành công việc của ông. Gã con trai tên là Vince và cô con gái tên là Arlene. Họ giống như hầu hết những thanh thiếu niên khác bị liên lụy vào những tai nạn chết người, và họ cũng có chỗ khác biệt nữa. Do đó, khi bình minh đã sáng tỏ hơn, ông tiếp tục sự lùng kiếm của ông.

Ông đã phát hiện nhiều hơn là những gì mà ông trông đợi sẽ phát hiện được. Xác chết đã được mang đi và hiện trường đã bị dẫm nát tơi bời. Tuy thế ông cũng vẫn tìm thấy bằng chứng. Bằng chứng đã rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa.
Ông leo lên khỏi cái mương và đi lại chỗ cô con gái và gã con trai. Trên nét mặt ông hẳn phải có một cái gì khủng khiếp, vì nó làm cho gã con trai hỏi một cách lo lắng.
- Có việc gì đó, thưa Trung sĩ?
- Có hai cạnh ở một tảng đá – Trung sĩ Vanneck nói. Mặt trên thì vẫn sạch sẽ, được nước mưa rửa sạch. Mặt dưới chân thì bị bẩn thỉu vì đụng chạm với mặt đất. Bây giờ hãy nói cho tôi biết, cậu nhóc con, làm cách nào mà ông Santin bị hất tung ra từ cái xe của ông ấy khiến cho ông ấy đập đầu vào cạnh đáy của tảng đá này?

HẾT
Read more…