TRỞ LÊN ĐẦU TRANG

Quậy ? Đúng thế ! Lớp học của chúng tôi siêu quậy.

14:01 |
Read more…

Blog Radio 107: Những ngày đông xa ngái

13:56 |

Các bạn đang nghe Blog Radio 107: Những ngày đông xa ngái .Tại website: http://truyencuoihaynhat58.blogspot.com/. Blog radio online mới nhất,hay nhất.

Một năm 4 mùa, mỗi mùa đều gợi lên trong ta những xúc cảm và ký ức đặc biệt. Người ta thường cảm nhận mùa đông là mùa lạnh lẽo khô cằn nhưng dường như mùa đông lại là mùa có khả năng thổi lửa yêu thương cho người ta mạnh mẽ nhất!

Mùa đông có lạnh không khi mùa đông mang về cho ta cả miền ký ức ấu thơ bên cha mẹ, anh chị em với những kỷ niệm ngây ngô nhớ mãi, mùa đông làm bàn chân ta cuống quýt mong trở về mái ấm gia đình, và mùa đông cũng làm dây lên những nỗi nhớ của đôi lứa…


* Vị của mùa đông
Một tối mùa đông lười biếng, từ biệt thói quen online lướt web, tôi trở về với những thú vui đã bỏ quên ở một góc ký ức… Thò tay bật chiếc đèn ngủ, với cái điều khiển, mở nhạc và nhặt quyển sách đọc dở từ tối qua… Một ngụm cà phê nóng, vươn vai, nhét hai bàn chân vào trong chăn sâu hơn, không chút khí lạnh nào có thể chui vào chọc tôi, lắng tai nghe một giai điệu nhạc quen thuộc, tôi giật mình như chọn được một niềm vui hoàn hảo cho tối mùa đông.
Mùa đông với tôi lúc nào cũng như còn mới tinh…
Này là những kỷ niệm của tuổi thơ êm ấm bên bà nội… Một sớm mùa đông nhạt nắng, trời lành lạnh, tôi ngồi xem bà đong gạo. Hai bà cháu bên thùng gạo, bà thoăn thoắt đong từng bơ gạo trắng bong, cháu luyến thoắng đếm: 1, 2, 3… Những ngày mùa đông nắng nắng chớm lạnh, ngoài hiên nắng bỗng nhớ về thời thơ ấu bên bóng mẹ hiền yêu dấu tóc bạc màu…Sao tôi bống nhớ quá mùi gạo bà đong, mùi áo len, mùi bã trầu của bà… Tôi mỉm cười tưởng tượng cảnh hai bà cháu ngồi trước hiên nhà, cây ổi khẳng khiu, rụng lá cong queo đầy góc sân. Hai bà cháu, người ụ lên vì lèn thật nhiều lớp áo len – hai cái bóng tròn xoe trên hiên nhà nhạt nắng.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố, tôi chỉ có thể cảm nhận được hình ảnh cánh đồng xa và cánh cò trắng phau qua trí tưởng tượng, nhưng lời hát ru ngày xưa bé, lại mang tôi về những kỷ niệm thật thơ bé… Này là một chiều mẹ đón tôi đi học về, bé con hai má hồng hồng, đôi mắt long lanh, cái miệng không ngừng nghỉ kể cho mẹ nghe đủ chuyện luyên thuyên trên lớp. Nắm tay mẹ, tôi nhảy chân sáo trên con đường về nhà. Không chiều nào nào mẹ quên cho tôi lót dạ chút bánh rán, bánh gối… để bây giờ, mỗi lần tôi đi làm về, dù sát giờ cơm tối, mẹ vẫn giữ thói quen chuẩn bị chút đồ lót dạ cho tôi.
Này là một chiều đông muộn, chiếc ô tô lướt bay bay trên đường Quốc lộ đưa tôi trở về Hà Nội. Trời tranh sáng tranh tối, cánh đồng trải dài xam xám uể oải sau một ngày lạnh giá. Hé cửa kính ô tô, phả ra hơi khói nho nhỏ, tôi ngước nhìn lên nền trời. Đang trên đường trở về nhà sau một hành trình ngắn vậy sao nhìn từng đụn khói rơm bên đường, lòng bỗng thắt lại… nhớ, nhớ lắm… Nỗi nhớ như ăn vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam khi xa quê hương.

Trong cuộc hành trình chiều đông ấy, tôi đã về rất gần Hà Nội mà nỗi nhớ vẫn cứ mênh mang, thường trực… Bếp lửa hồng, mùi khói rơm, một tiếng chim nhắc người con xa nhà… nếu ai đó chưa kịp trở về với gia đình trong mùa đông lạnh giá hẳn sẽ bồn chồn, xao xuyến, nóng ruột lắm! Hẳn sẽ chỉ muốn thời gian ơi, hãy vụt qua trong một khoảnh khắc để khi ta mở cửa ra, lại thấy bếp đỏ lửa mỗi chiều và mâm cơm tối bên gia đình thân yêu nghi ngút khói.
Này là giữa tối mùa đông, cao hứng, tôi và một người bạn đang xa quê hương mấy nghìn km bỗng hát ông ổng ca từ của Mùa đông… Mỗi đứa ngổn ngang một tâm trạng riêng, tiếng nhạc vọng về từ tai nghe voice – chat lẹt xẹt như phát ra từ chiếc máy nghe đĩa cổ điển, xa xa, văng vẳng, gợi nhớ… Tuổi ấu thơ đưa ta về trong mơ… Giữa những bộn bề của cuộc sống lo toan, giữa trăm mối quan hệ xã hội phải điều chỉnh thì những kỷ niệm lộn xộn từ tuổi thơ chắc chắn sẽ xoa dịu tâm hồn bạn, và cũng chỉ có tuổi ấu thơ có thể đưa ta bay trong những giấc mơ êm ả, nhẹ bẫng, trong trẻo…
Mùa đông có lạnh không? Khi mùa đông mang ta về cả miền ký ức ấu thơ, mùa đông làm bàn chân ta cuống quýt mong trở về bên mái ấm gia đình, và mùa đông cũng làm dầy lên trong em nỗi nhớ…
Vậy thì, mùa đông có lạnh không anh?
* Kim Anh


*Mùa đông của những ngày xưa xa ngái
Đêm. Ngồi với 2 đứa bạn ở quán cà phê ngoài trời khu Cung văn hóa Việt Xô. Gió xào xạc rồi mỗi lúc một mạnh. Bắt đầu cảm giác cái lạnh ngấm vào từng lỗ chân lông, người run lên. Mùa đông đến rồi.
Nhớ hồi bé, cứ mỗi mùa đông đến, U lại lôi trong cái tủ lệch cũ rích ra một cái bao tải được buộc chặt bằng lạt giang. Cái bao tải ấy nằm yên suốt 3 mùa Xuân Thu Hạ, chỉ được lôi ra khỏi xó tủ tối tăm vào những ngày chớm đông mà thôi.
Mình nhớ nhất là trong cái bao tải to đùng ấy, là hai cái ruột chăn bông, mà sau khoảng dăm năm, U lại mời một ông làm nghề “bật bông” đi rong trong làng về nhà để bật lại. Cứ mỗi lần bật bông là nhà cửa bụi mù toàn… bụi bông cũ, trắng như tuyết bám hết lên cả mái nhà, cánh cửa và bất cứ thứ gì ram ráp. Sau đó là trận dọn dẹp cũng “tứa lưa” không kém. Vụ bật bông ấy nghe vui tai lắm, cứ “tực tưng, tực tưng…” cả ngày. Mỗi lần bật bông xong, U sẽ cho ruột bông vào cái vỏ chăn con công, mà không nhớ là nó xuất hiện từ bao giờ, chỉ nhớ rằng khi mình biết nhận thức thì cái chăn bông con công ấy đã hiển hiện trong nhà từ bao giờ không rõ. Ngày xưa, con gái đi lấy chồng, nhà giàu thì mới có chăn con công, còn không, chăn hoa cà cũng đã rất sang trọng.
Trong cái bao tải ấy, ngoài hai cái chăn con công còn là một đống áo rét. Áo trấn thủ trần trái trám là của Thầy, áo bông hoa cà cũ sờn là của U, các anh chị cũng mỗi người một cái áo rét, đa phần là áo len cổ lọ hoặc áo mút, cái áo mút ấy mặc vào người là nó cứ mút chặt vào người, dạng như áo thun bó bây giờ, mà chỉ có con gái mới mặc áo mút vì nó lộ ra những đường cong rất đẹp. Hồi đó mình nhớ, chị gái mình thuộc dạng xinh nhất làng, mắt to đen, tóc dài và miệng cười rất duyên. Chị mình có đế hai cái áo mút, một cái màu hồng và một cái màu xanh. Mỗi lần vào đông, chị mặc áo mút ở nhà, mình nhìn chị hoài mà không thấy chán, vì chị mình rất đẹp khi mặc cái áo mút màu hồng cùng với chiếc quần sa tanh Nam Định đen nhẫy, tóc chị búi cao nhìn cái cổ rất là kiêu sa.
Còn mình, hồi đó có một cái áo len màu xanh thẫm. Cái áo len chui đầu cổ cao được đan bằng loại len sợi to thô sều nhưng rất ấm. Ghét nhất là khi mặc, cái lông li ti của len nó cứ chạm vào người gây ngứa, hồi đó không biết mặc áo ba lỗ ở trong, mà cứ mặc trực tiếp vào người. Cái áo len xanh ấy đã gắn bó suốt tuổi thơ của mình, dễ đến chục năm mới bỏ.
Mùa đông ở quê thật lạnh. Mình nhớ hồi đó toàn cùng lũ trẻ trâu trong làng đi ra những hàng cây ngoài đồng nhặt quả phi lao khô rơi xuống đất. Đứa nào cũng cố kiếm lấy một cái vỏ lon sữa bò, rồi đục xung quanh, tìm đinh sắt 20 phân xuyên ngang để làm cái giá, cho quả phi lao bên trên, phía dưới lon sữa đục một cái cánh cửa để thổi lửa, rồi lấy dây sắt treo lủng lẳng cái bếp như thế, xách mang theo người trong những chiều đông hun hút gió. Khi ấy, cả lũ để bếp gần với nhau, rồi ngồi xoay tròn, hơi ấm của bếp lan tỏa, có lúc bếp tắt, cả lũ chu mỏ vào thổi, khói bay mù mịt, cay mắt, nhưng mùi thơm ngái và thật dễ chịu.
Những đêm đông ở quê, thích nhất là được nằm ổ. Hầu như nhà nào cũng làm ổ rơm để ngủ. Những con rơm được chọn từ những cọng rơm dài và mập, xén bằng nhau và buộc lại thành những tấm thảm rơm, trải xuống và đặt chiết lên là được một cái giường đệm thật êm, thật ấm. Mình còn nhớ như in cái cảm giác bốn bố con chen chúc nhau trong cái ổ, đắp cái chăn cũ kỹ mà thấy ấm nực và ngủ rất say. Thích nhất là khi bố vẫn còn làm gì đó ngoài sân, ba anh em chui lên giường trước, bao giờ cũng được nghe anh trai kể chuyện ma, mình và thằng út, đứa nào cũng muốn nằm giữa, không ai dám nằm ngoài hoặc trong cùng. Trong những giấc ngủ chập chờn của mùa đông giá lạnh, theo những câu chuyện anh kể, mình hay mơ bị một con ma tóc tai rũ rượi thò tay qua cửa sổ để bóp cổ mình. Sợ lắm!
Có những chiều mùa đông hun hút gió, giữa cánh đông mênh mông trơ lại những gốc rạ sau mùa gặt, mình và thằng út kéo một chiếc xe ba gác chở cái lồng đựng đầy gà ra đồng. Nhà nuôi gà nhưng không có thóc, nên phải chăn gà ngoài đồng cho nó mót những hạt thóc rơi rụng ở khắp nơi. Ngày ấy hai anh em mặc áo len rồi mặc thêm vài cái sơ mi nữa rồi mà vẫn phải quấn áo mưa tránh rét. Hai anh em ngồi co ro tránh gió bên cạnh chiếc xe ba gác, chờ trời tối để lại săn gà vào lồng rồi chở về nhà.
Ngày xưa… thật nhiều kỷ niệm…
Về nhà rồi mà mãi không ngủ được, vợ đang say giấc, con trai nằm như một thiên thần bên cạnh, nó không chịu đắp chăn mà cứ đạp tung ra. Mình lấy cái khăn bông choàng nhẹ lên người hắn, bỗng hắn nhoẻn cười. Chắc cu cậu đang mơ, trong giấc mơ, có khi hắn đang đùa với bố mẹ, chỉ những lúc ấy, hắn mới cười thật tươi, thật rạng rỡ.
Kéo lại tấm mền ấm, vắt tay lên trán, kỷ niệm của những ngày đông xa ngái, lại ùa về!
Read more…

Xin lỗi em, học trò cũ của tôi

11:43 |

Có lẽ bài viết này không có cơ hội đến với em,Xin lỗi em, học trò cũ của tôi

Lẽ đơn giản tôi nghĩ rằng em không phải là người có thú vui lướt mạng hay dùng facebook làm phương tiện trao đổi giữa bạn bè, những điều chí ít cũng giúp em có cơ hội hiểu thêm rất nhiều những gì đang xảy ra bên ngoài đời sống.
Xin lỗi em, học trò cũ của tôi
Xin lỗi em, học trò cũ của tôi
Tôi nảy ra ý định viết những dòng này từ Chúa Nhật vừa qua khi thấy em xuất hiện trên thềm Nhà hát lớn thành phố.
Truyện ngắn tình yêu Xin lỗi em, học trò cũ của tôi. Tại web: http://truyencuoihaynhat58.blogspot.com/
Em không đi biểu tình, trái lại em là người sẵn sàng theo lệnh bắt bớ, giải tán những người biểu tình mà đa số chỉ bằng tuổi em.
Khuôn mặt em làm tôi ngậm ngùi hơn là trách móc. Câu chuyện bỏ học nửa chừng của em vài năm trước đây trở lại trong tâm trí khiến tôi một lần nữa tự trách nhiều hơn vì biết mình làm chưa hết sức để kéo một học trò nhỏ về lại với trường, với lớp mặc dù em không tha thiết với việc học từ lâu. Tôi nhớ lúc ấy em đang theo học lớp 7 và tôi thay cô giáo chủ nhiệm của em trong một thời gian ngắn. Ngắn nhưng đủ lâu để biết hoàn cảnh của em, một điển hình trong các gia đình nghèo nhất trong cái xóm vốn dĩ đã nghèo và sự cơ cực theo đuổi họ hàng ngày, hàng giờ.
Cha mất sớm, mẹ bán ve chai nuôi ba đứa đi học. Việc học của các em trầy trật không phải vì lười nhác mà đồng tiền, bát gạo trong nhà là lý do chính để cuối cùng em lẩn trốn bạn bè, thầy cô rồi mất hút giữa dòng chảy cuộc đời. Nhiều người đã quên bẵng em, trong đó có tôi.
Sau đó ít lâu em trở lại trường xin rút học bạ để vào Thanh niên xung phong. Tôi nghe các bạn em kể lại và trong thâm tâm tôi cảm thấy mừng cho em. Ít ra em đã có chỗ để sống, để sinh hoạt và nếu may mắn em sẽ trở thành một nhân viên nhà nước sau khi hết hạn tình nguyện. Đời sống em sẽ như hàng ngàn người khác, lững lờ trôi nhưng không đến nỗi lầm than.
Sau một thời gian, hôm nay tôi thấy lại em. Thấy chứ không phải gặp, vì em không biết tôi đang đứng trong đám đông ấy, một đám đông không quen biết nhau nhưng con tim hình như cùng chung nhịp đập. Họ đến để biểu tình. Họ nghe thấy lồng ngực của nhau đang thổn thức. Họ cảm nhận sự lo âu của nhau khi lực lượng an ninh xuất hiện. Và họ chuyền tay nhau sức nóng, nhiệt huyết của lòng yêu nước thương nòi. Họ không biết tên nhau nhưng trong ánh mắt mỗi người tôi thấy họ truyền cho nhau những tín hiệu mà chỉ những người nồng nàn với vận nước lắm mới có.
Còn em, đứng trên cao với những người cùng tuổi trong đồng phục màu xanh lá cây. Gương mặt đằng đằng như sẵn sàng chiến đấu với những người biểu tình trong ấy có tôi, một cô giáo quá tuổi thanh niên để hô khẩu hiệu một cách hùng hồn nhưng chưa đủ già để được người khác nhường cho một chỗ đứng thoải mái phía trước trong cái đám đông hừng hực ấy.
Tôi không nói trực tiếp với em vì tôi biết, em không thể nghe trong lúc đồng đội và chỉ huy đang chăm chăm nhìn. Em cũng không muốn nghe vì tôi tin rằng cái tập thể mới này là tổ ấm của em, hay ít ra nó có thể cho em cơm áo qua ngày. Nhưng em ơi, cơm áo ấy có nghĩa gì khi hành động hôm nay của em và tập thể thanh niên xung phong thay vì làm những việc công ích như truyền thống của nó lại tuân lệnh bọn sai nha, cắm cúi thi hành những mệnh lệnh đàn áp anh em đồng bào mình khi họ thay cho chính em nói lên tiếng nói bất khuất của dân tộc.
Tôi biết em không hề thuộc những bài học lịch sử được giảng dạy trong trường, một phần do em chán những bài giảng khô cứng, một phần do lòng yêu nước của rất nhiều trong lứa tuổi các em không được kích thích vun bồi, để hôm nay em nhìn người biểu tình như những kẻ phá hoại cuộc sống an lành của người dân.
Em được triển khai trong các buổi tập huấn chống biểu tình với những kết luận đầy ác ý và phản động. Em học bạo lực nhanh hơn lòng tin của một người yêu nước. Em bị lây sở thích chứng tỏ quyền uy với người tay không tấc sắt. Em cảm thấy hãnh diện khi khiêng, vác, đè, đập những thanh niên yếu đuối hơn em và trong thâm tâm có thể em nghĩ mình là người hùng trong cái đám đông ấy.
Nhưng nếu em biết những chi tiết này thì có lẽ tay em sẽ chùn xuống, mồ hôi em sẽ vã ra và biết đâu em sẽ quay theo đoàn người biểu tình yếu ớt kia để chống lại bọn vô lại thật sự đang ăn ở, sống cùng với em trong thời gian vừa qua.
Nếu em biết người hiên ngang đứng trên bậc thềm nhà hát lớn hôm Chúa Nhật vừa qua là ông Huỳnh Tấn Mẫm, một lãnh tụ sinh viên thuở xưa đã dẫn đầu nhiều đoàn biểu tình của sinh viên để chống lại sự hà khắc, tham nhũng và thiếu dân chủ của chế độ Sài Gòn. Những cuộc biều tình có máu và nước ấy đã góp một phần vào nhận thức của người thành phố để sau đó 40 năm, ông lại đứng trước đám đông, cổ võ cho lòng yêu nước chống ngoại xâm Trung Quốc.
Bốn mươi năm trước em chưa sinh ra đề biết sự kiện này. Bốn mươi năm sau em cũng vẫn chưa sinh ra vì em mù lòa trước đám đông đầy chính nghĩa.
Nếu em biết trong cái ngày ấy có một vị giáo sư đáng kính tên là Tương Lai đã bị khống chế một cách ngu xuẩn và thô bạo khi ông lặn lội tới trước Nhà hát lớn. Em có biết ông ấy là ai không? Và nếu em biết rằng chức vụ, số năm cống hiến của ông cho cách mạng cũng như vị thế của ông trong cái đảng mà em đang ao ước muốn vào thì tôi tin chắc rằng em sẽ rất xấu hổ khi biết mình đang trở thành con rối trong tay đám người đang đứng chia cơm cho em vào mỗi bữa ăn tập thể.
Hãy về hỏi lại họ: Vì sao một vị giáo sư khả kính như thế lại tham gia biểu tình và vì sao các anh đang làm công việc bảo vệ an ninh lại cấm đoán ông ấy như vậy.
Em có bao giờ tin rằng giáo sư Tương Lai là người phản động, hay bị giật giây vì bọn xấu?
Em có tin rằng bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm sách động biểu tình vì muốn Đảng cộng sản sụp đổ hay chỉ với lý do duy nhất là chống đối sự trâng tráo của Trung Quốc đang được chính quyền và cả những người như em đồng tình khi hù dọa, đàn áp và sẵn sàng giam giữ họ nếu điều kiện cho phép?
Còn nhiều thí dụ khác nhưng tôi biết em không có thời giờ để đọc, hay nói đúng ra em không có cơ hội để đọc vì em và hằng triệu người đồng tuổi đang bị bao vây bởi những thông tin mà người có ý thức cho là trơ trẽn. Các em đã quá lâu bị nhúng trong những ao tù thông tin ấy và trí não đã bị nhuộm trắng mất rồi.
Tôi tin chắc em sẽ thích thú và hãnh diện khi đọc bản tin mà nhiều tờ báo đưa hôm nay về cái ngày kỷ niệm được hô hoán là “Điện biên phủ trên không” với cái tít: Anh hùng Phạm Tuân: “Chỉ sợ B52… chạy mất!”
Em sẽ bị mê hoặc về người được gọi là anh hùng ấy khi ông ta ngồi giữa tòa báo trả lời phỏng vấn với tâm thế của một con người trước đây đúng bốn mươi năm, vẫn mang thói quen coi Mỹ là kẻ thù, tưởng tượng ra một chiếc xe bò có thể cản nổi xe tăng với một niềm tin mù quáng của thời chiến tranh được gọi là thần thánh.
Cũng trong ngày kỷ niệm này em sẽ không thấy bất cứ bài báo nào nói về mối hiểm họa trước mắt là giặc phương Bắc và kết nối nhân quả những gì sẽ xảy ra nếu cứ đàn áp biểu tình.
Người Mỹ không phải là dân Tàu nên xem những bài báo kiểu Phạm Tuân là hề, lố bịch. Và Mỹ cũng không rỗi hơi để lên tiếng với chính phủ Việt Nam không được làm những việc có thể gây tổn hại bang giao hai nước.
Không như Trung Quốc, em ạ, họ ngang nhiên cấm cửa không cho Việt Nam nhắc lại những cái chết của những người từng xả thân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979. Trung Quốc cũng không ngần ngại gì mà không triệu hồi đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh tới để ra lệnh cấm biểu tình vì làm xấu đi 16 chữ, 4 tốt.
Tôi tiếc rằng khi xưa trước khi em nghỉ học, phải chi tôi có một lời khuyên cho em: nếu không được tới trường thì em nên tới những quán cafe net học cách truy cập Internet để biết nhiều hơn. Các thông tin sẽ làm vỡ sự u tối trong tâm hồn mình. Tâm hồn em vào thời điểm ấy tôi tin rằng rất trong trằng, chỉ phải tội nghèo.
Vì nghèo nên em vào “thanh niên xung phong”.
Vì vào thanh niên xung phong nên em thành “tội đồ của quần chúng”.
Ôi xót xa cho một học trò cũ của tôi. Tôi xin lỗi em, vì tôi chưa làm tròn bổn phận của một nhà giáo.
Read more…

Y học tiến bộ - truyện cười hay nhất

11:38 |

Đọc truyện cười hay nhất, mới nhất. Mời các bạn đến với truyện cười thế giới Y học tiến bộ

truyen cuoi hay
truyen cuoi hay
Vị bác sĩ bảo với bệnh nhân cũ của mình: “Trước khi anh ngủ, anh hãy ăn một trái táo hoặc uống một cốc sữa nhé. Rất có lợi cho sức khỏe của anh đấy”.
- Xin lỗi bác sĩ. Nhưng mà năm ngoái chính ông khuyên tôi không nên ăn bất cứ cái gì trước khi đi ngủ vì có hại cho…
- Đúng vậy, nhưng anh quên mất rằng chỉ một năm thôi, y học đã có những bước tiến vượt bậc rồi sao.
- !!!!!

Cháu nuôi của sếp

Cô thư ký riêng và đồng thời cũng là đứa cháu nuôi một hôm chạy đến khóc nức khóc nở trước mặt sếp. Thấy làm lạ,  sếp bèn hỏi cô thư ký:
- Sao thế cháu, có chuyện gì à?  Kể chú nghe!
- Huhu, hôm qua cái thằng bạn trai cháu, lúc cháu ở nhà một mình, nó nó … hic hic.
- Có phải nó xô cháu xuống giường, rồi cởi áo cháu, thế này… thế này…đúng không?
- Vâng ạ, (thút thít)
- Rồi nó làm thế này … rồi thế này … thế này thế này thế này nữa à?
Sau một hồi, Sếp vừa thở vừa nói:
- Được rồi, chú sẽ thuê đầu gấu cho thằng kia một trận rồi sẽ mua cho cháu một cái nhẫn kim cương nhé… Ô kìa, sau vẫn khóc thế này?
- Nhưng sáng này, cháu mới biết nó bị HIV rồi chú ạ!

Siêu cẩn thận

Một ông cụ vào nhà ga xe lửa trong làng và đi thẳng đến quầy vé và hỏi nhân viên bán vé nhà ga.
- Này cậu, chuyến tàu 3h10 đã đi chưa?
- Đã rời ga cách đây 15 phút rồi thưa bác.
- Còn bao lâu nữa chuyến 4h mới đến?
- Còn lâu lắm ạ.
- Vậy trước đó còn chuyến tàu khách nào không?
- Không, sao hả bác?
- Tàu chở hàng?
- Cũng không luôn.
- Không có chuyến nào hết?
- Hoàn toàn không, bố già hỏi hay nhỉ?
- Anh có chắc không?
- Chắc chứ! – anh bán vé nổi nóng.
- Vậy thì, em ơi – ông quay sang gọi bà vợ – mình đi ngang qua đường ray được rồi.
Read more…

Nỗi lo chính đáng - truyện cười hay nhất

11:37 |

Đọc truyện cười hay nhất, vui nhất. Mời các bạn đọc truyện cười thế giới Nỗi lo chính đáng

truyen cuoi hay
truyen cuoi hay
Một anh chàng đến gặp bác sĩ và được hỏi: “Vậy là anh lo lắng đến nỗi rụng hết cả tóc à?”.
- Không, tóc là do tôi tự cạo.
- Anh bao nhiêu tuổi?
- Thưa, tôi 30.
- Nếu thế thì không việc gì phải lo lắng khi anh “quan hệ” mỗi tuần có 3 lần, theo nghiên cứu thì con số đó phải tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi mới đúng.
- Tôi không lo cho sức khoẻ, mà tôi lo… sư thầy biết được.
- !!!!!

Khó mà thay đổi

Một người đàn ông than phiền với bạn của mình về cách ăn nói của vợ mình ở nhà:
- Mỗi lần cãi nhau là vợ tớ nói lung tung, gọi tớ là thằng này thằng kia. Chán quá!
- Vậy thì cậu phải cương quyết nói với cô ấy, ngay cả lúc cãi nhau vẫn phải gọi cậu là anh, như thế mới là người vợ có văn hoá. – Người bạn khuyên.
Vài hôm sau gặp lại, vẫn trông thấy bộ mặt buồn rầu, người bạn nói ngay:
- Vợ cậu vẫn không chịu thay đổi xưng hô khi vợ chồng cãi nhau phải không?
- Cũng không hẳn như vậy. Lúc bực lên cô ấy không còn gọi tớ là thằng nữa mà nói:
- Anh ơi… ra đây tao bảo.

Cao bồi bị mất ngựa

Một gã cao bồi vào quán rượu, đến lúc quay ra con ngựa đã bị ai đó dắt đi mất. Gã liền rút súng bắn lên trời và gầm lên:
- Đợi đấy!  Tao sẽ làm như hồi ở Texas!
Rồi gã đi bộ về quán trọ. Ngày hôm sau, gã trở lại quán rượu, con ngựa được cột trước quán như chưa mất bao giờ. Tò mò có người lại mời hắn một ly và hỏi:
- Hồi ở Texas, mất ngựa ngài làm gì?
- Thì đi bộ về quán trọ chứ còn làm gì?
Read more…